Giá cá tra tiếp tục giảm sâu
Giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh, người nuôi gặp khó khăn
Mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp tập trung nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, song do ảnh hưởng xấu từ thị trường xuất khẩu nên hiện nay giá cá tra vẫn đang giảm sâu, cá tra nguyên liệu loại từ 600 - 800 gram có giá từ 19,5 - 19,7 ngàn đồng/kg, với mức giá này, người nuôi bị lỗ vốn từ 2,5 - 3 ngàn đồng/kg.
So với quý II, giá cá tra nguyên liệu vẫn không có nhiều cải thiện, người nuôi cá tra đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều diện tích ao nuôi đang sản xuất cầm chừng chờ giá.
Ông Lê Đình Châu ngụ ấp Tân Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho biết: “Mấy tháng qua giá cá tra nguyên liệu luôn thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi lâm vào cảnh nợ nần nên phải treo ao.
Một số hộ có kinh tế khá hơn thì sản xuất theo kiểu cầm chừng để chờ giá.
Tuy nhiên, nếu tình hình này vẫn còn kéo dài thì tôi nghĩ các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ sẽ khó cầm cự nổi”.
Hiện nay, do giá cá nguyên liệu giảm mạnh nên phần lớn các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ đang thu hẹp diện tích.
Theo thống kê của Hiệp hội thủy sản tỉnh, hiện tại toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ còn khoảng 25% diện tích ao nuôi thuộc hộ nhỏ lẻ, 75% diện tích còn lại là vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp.
Do giá cá tra không ổn định nên một số hộ chăn nuôi hiện nay đang chuyển sang nuôi gia công cho doanh nghiệp.
Theo ông Thái An Lai - Chủ tịch Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp, giá cá tra giảm là do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do thị trường nhập khẩu đang khó khăn.
Hiện nay, mặt hàng cá tra của Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh của một số sản phẩm tương đồng như cá thịt trắng; vấn đề chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không đồng nhất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cá tra khó khăn sang một số thị trường truyền thống trước đây như Châu Âu, Mỹ...
Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, trong đó việc rà soát và quy hoạch vùng nuôi đang được tỉnh đẩy mạnh.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang hướng đến việc tiến hành xây dựng gắn kết các thành phần trong chuỗi sản xuất cá tra thành một chuỗi thống nhất.
Với chuỗi sản xuất khép kín này, cả doanh nghiệp và người nông dân đều được đảm bảo quyền lợi, đây là giải pháp lâu dài mà tỉnh đang hướng tới.
Có thể bạn quan tâm
Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.
Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.
Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.
Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.
Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.