Giá cá tra tiếp tục giảm sâu
Giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh, người nuôi gặp khó khăn
Mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp tập trung nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, song do ảnh hưởng xấu từ thị trường xuất khẩu nên hiện nay giá cá tra vẫn đang giảm sâu, cá tra nguyên liệu loại từ 600 - 800 gram có giá từ 19,5 - 19,7 ngàn đồng/kg, với mức giá này, người nuôi bị lỗ vốn từ 2,5 - 3 ngàn đồng/kg.
So với quý II, giá cá tra nguyên liệu vẫn không có nhiều cải thiện, người nuôi cá tra đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều diện tích ao nuôi đang sản xuất cầm chừng chờ giá.
Ông Lê Đình Châu ngụ ấp Tân Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho biết: “Mấy tháng qua giá cá tra nguyên liệu luôn thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi lâm vào cảnh nợ nần nên phải treo ao.
Một số hộ có kinh tế khá hơn thì sản xuất theo kiểu cầm chừng để chờ giá.
Tuy nhiên, nếu tình hình này vẫn còn kéo dài thì tôi nghĩ các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ sẽ khó cầm cự nổi”.
Hiện nay, do giá cá nguyên liệu giảm mạnh nên phần lớn các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ đang thu hẹp diện tích.
Theo thống kê của Hiệp hội thủy sản tỉnh, hiện tại toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ còn khoảng 25% diện tích ao nuôi thuộc hộ nhỏ lẻ, 75% diện tích còn lại là vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp.
Do giá cá tra không ổn định nên một số hộ chăn nuôi hiện nay đang chuyển sang nuôi gia công cho doanh nghiệp.
Theo ông Thái An Lai - Chủ tịch Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp, giá cá tra giảm là do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do thị trường nhập khẩu đang khó khăn.
Hiện nay, mặt hàng cá tra của Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh của một số sản phẩm tương đồng như cá thịt trắng; vấn đề chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không đồng nhất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cá tra khó khăn sang một số thị trường truyền thống trước đây như Châu Âu, Mỹ...
Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, trong đó việc rà soát và quy hoạch vùng nuôi đang được tỉnh đẩy mạnh.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang hướng đến việc tiến hành xây dựng gắn kết các thành phần trong chuỗi sản xuất cá tra thành một chuỗi thống nhất.
Với chuỗi sản xuất khép kín này, cả doanh nghiệp và người nông dân đều được đảm bảo quyền lợi, đây là giải pháp lâu dài mà tỉnh đang hướng tới.
Related news
Một loại chế phẩm vi sinh mới dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đã được Viện Công nghệ môi trường (Viện KH - CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công
ĐBSCL đang u ám với mùa tôm năm 2012 bị dịch bệnh hoành hành gây thiệt hại lớn, PV Tiền Phong đi một vòng qua những nơi nuôi tôm nổi tiếng.
Nghề chăn nuôi heo đang đối mặt với nhiều rủi ro. Trong lúc khó khăn kéo dài, giá heo hơi tiếp tục lao dốc, người chăn nuôi đành chọn giải pháp giảm số lượng heo nhằm đảm bảo nguồn vốn...
Với 0,6 ha mặt nước nuôi cá giống và cá thịt, mỗi năm xuất bán hơn 24 tấn cá thương phẩm và hơn 2 triệu con cá giống, ông Hồ Bá Quang, ở tổ 18, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành triệu phú, với thu nhập hàng năm 700 triệu đồng
Trong những năm gần đây, tình trạng nông dân và doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản xảy ra phổ biến, trong đó người nông dân luôn chịu nhiều thiệt thòi. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân phải bán đổ bán tháo lúa mới vừa gặt, thậm chí bán cả lúa non để trang trải nợ nần. Mô hình cánh đồng mẫu lớn là lời giải cho bài toán rối rắm này.