Giá Cá Tra Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Chiều 18.5, Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang cho biết, giá cá tra đang giảm liên tục xuống mức khoảng 24.000 đồng/kg, có nơi chỉ còn 23.000 đồng/kg, giảm từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so thời điểm tháng 4.2014.
Với giá này, người nuôi hầu như không có lãi, sau khi trừ chi phí.
Có nhiều nguyên nhân làm cho giá cá tra giảm như ảnh hưởng của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố lại kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1.8.2011 đến 31.7.2012 (POR 9) đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập từ Việt Nam.
Ngoài Công ty Vĩnh Hoàn được giảm thuế từ 0,03 USD/kg xuống còn 0 USD/kg, thì các công ty bị đơn tự nguyện khác đều tăng mức thuế từ 0,42 USD/kg lên mức 1,2 USD/kg.
Mặt khác, thị trường xuất khẩu cá tra philê sang Châu Âu vẫn chưa khởi sắc, nhất là ở Nga và Ukraine gặp nhiều khó khăn. Do giá cá sụt nên nhiều hộ ở ĐBSCL tỏ ra dè dặt chưa dám đầu tư nuôi cá.
* Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh ĐBSCL cũng giảm mạnh. Tôm thẻ chân trắng loại 70.000 con/kg còn 93.000 đồng/kg, loại 60 con/kg giá 97.000 đồng/kg… giảm khoảng 28.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 5.2014.
Có thể bạn quan tâm
Du nhập vào Việt Nam muộn (từ năm 2005), nhưng đến nay phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh ở 23 tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay nghề này đang vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều nơi không thể duy trì nuôi như trước.
Nhu cầu nhập gạo trắng phẩm cấp thấp của khách châu Phi buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan mua thêm hàng từ Việt Nam và Campuchia để đáp ứng. Lý do là nguồn cung gạo ở Thái Lan đang hạn hẹp do chương trình tạm trữ của chính phủ nước này.
“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?
Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.