Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi trâu

Ghép đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc

Ghép đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc
Tác giả: Nai Hưu
Ngày đăng: 26/02/2016

Ghép đôi giao phối hay chọn phối là chọn những con đực và con cái đã được chọn lọc để cho giao phối với nhau nhằm thu được đời con có được những tính trạng mong muốn theo mục tiêu nhân giống.

Nếu biết chọn phối đúng đắn thì không những củng cố được mà còn có thể phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn mà trước đó đã tiến hành chọn lọc.

1. Các nguyên tắc chọn phối

-    Xác định mục tiêu giống rõ ràng và tuân thủ phương pháp dự kiến để đạt mục tiêu đó thông qua nhân giống thuần hay lai tạo.

-    Đực giống phải có ưu thế di truyền cao hơn so với con cái ghép đôi với nó.

-    Tăng cường sử dụng những con xuất sắc.

-    Củng cố di truyền ở đời sau những đặc điểm tốt có ở một hoặc hai bên bố mẹ.

-    Cải tiến ở đời sau những đặc điểm không thoả mãn ở bố mẹ.

-    Đưa vào đàn (dòng, giống) những đặc điểm mong muốn mới bằng cách sử dụng những con có những đặc tính mong muốn ở đàn cơ bản hay giống (dòng) khác.

-    Điều khiển mức độ đồng huyết nhằm không cho phép suy thoái cận huyết.

-    Phát hiện và sử dụng những phối hợp tốt nhất giữa những nhóm (về mặt di truyền) nào đó để ghép đôi lặp lại.

2. Các phương pháp ghép đôi

-    Ghép đôi cá thể

Trên cơ sở các cá thể đã được đánh giá và chọn lọc tiến hành ghép đôi từng cá thể đưc và cái cụ thể với nhau.

Để thực hiện kiểu ghép đôi này cần phải biết roc đặc điểm cá thể, nguồn gốc, ngoại hình và sức sản xuất (giá trị giống) của mỗi con.

Khi ghép đôi kiểu này phải xem xét đến những kết quả tích cực của việc chọn phối trước đó và kết quả đánh giá đực giống theo đời sau.

Nói chung, ghép đôi cá thể đòi hỏi công phu và tỉ mỉ, nên thường chỉ được áp dụng ở các cơ sở giống.

-    Ghép đôi theo nhóm

Đàn cái được chia thành các nhóm dựa vào kết quả bình tuyển và mỗi nhóm được phối giống với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn.

Phương pháp này thường được áp dụng với các vùng có áp dụng TTNT và trong các cơ sở chăn nuôi thương phẩm.

Có thể phân biết ra hai loại ghếp đôi theo kiểu này:

+ Ghép đôi theo nhóm có phân biệt: Trong số đực giống của một nhóm có 1 con giữ vai trò chính còn những con khác đóng vai trò thay thế (dự trữ).

+ Ghép đôi theo nhóm đồng đều: Dùng 2-3 con đực giống tương tự về nguồn gốc và chất lượng giống cho ghép đôi với các nhóm cái.

Phương pháp này có thể áp dụng để kiểm tra chất lượng di truyền của các đực giống.

-    Ghép đôi cá thể-nhóm

Đàn cái được chia thành các nhóm theo nguồn gốc, đặc điểm thể hình và sức sản xuất.

Mỗi nhóm cái được ghép đôi với 1 đực giống có chất lượng di truyền cao hơn.

Phương pháp này thường được áp dụng ở các đàn giống và những vùng có TTNT.

3. Các hình thức chọn phối

Trong công tác giống Trâu bò người ta thường phối hợp các hình thức chọn phối sau đây để nhanh chóng đạt được mục tiêu nhân giống:

-    Chọn phối theo huyết thống

Chọn phối theo huyết thống là căn cứ vào mức độ quan hệ huyết thống (thân thuộc) giữa các cá thể đực và cái để quyết định ghép đôi (hay không ghép đôi) giao phối với nhau.

Có hai loại chọn phối dựa trên quan hệ huyết thống như sau:

+ Giao phối đồng huyết: Cho giao phối giữa những cá thể có quan hệ huyết thống với nhau (thường tính dưới 7 đời).

Hình thức phối giống này cần được sử dụng thận trong và thường chỉ được dùng khi cần củng cố một vài đặc tính tốt nào đó (thường là mới xuất hiện), nhất là khi nhân giống theo dòng.

Không nên áp dụng rộng rãi phương pháp này mà không có kiểm soát chặt chẽ vì dễ gây suy thoái cận huyết do làm tăng cơ hội đồng hợp tử của các gen lặn xấu.

+ Giao phối không đồng huyết: Cho ghép đôi những con đực và cái không có quan hệ huyết thống hay có nhưng đã quá 7 đời.

Hình thức này nhằm tránh nguy cơ suy thoái cần huyết.

Trong thực tiễn sản xuất cần theo dõi nguồn gốc cá thể để có thể kiểm tra được mối

quan hệ giữa đực (kể cả tinh khi TTNT) và cái giống trước khi phối giống nhằm đảm bảo giao phối không đồng huyết.

-    Chọn phối theo tuổi

Tuổi của con vật có liên quan đến sức khoẻ, sức sản xuất, khả năng ổn định di truyền, do vậy chọn phối gia súc trong độ tuổi thích hợp tao cho bào thai có ssức sông cao, đời con khoẻ mạnh và có sức sản xuất cao.

Không nên cho những con đực và con cái quá già hay quá non giao phối với nhau.

Độ tuổi phối giống thích hợp cho bò đực giống là 3-6 tuổi đối với hướng thịt và 3-9 tuổi đối với hướng sữa.

Đối với bò cái độ tuổi phối giống tốt nhất là 3-9 tuổi đối với bò thịt và 3-7 tuổi đối với bò sữa.

-    Chọn phối theo phẩm chất

+ Chọn phối đồng chất: Cho ghép đôi những đực và cái giống có những phẩm chất tốt giống nhau (về thể hình và tính năng sản xuất).

Chọn phối đồng chất nhằm duy trì ở đời sau tính đồng hình, tăng số lượng cá thể đời sau có kiểu hình và tính năng sản xuất mong muốn đã đạt được ở bố mẹ.

Chọn phối đồng chất làm tăng tính ổn định di truyền và năng cao tiêu chuẩn của giống.

Chọn phối đồng chất chủ yếu được áp dụng ở các đàn giống cao sản, đặc biệt là khi nhân giống theo dòng.

Chọn phối đồng chất cũng có thể áp dụng trong lai giống nhằm tạo ra tính ổn định di truyền cho những tính trạng mong muốn.

+ Chọn phối dị chất: Cho giao phối giữa những con đực và cái khác biệt nhau rõ rệt về mặt ngoại hình và một số tính năng sản xuất.

Nói cách khác là ghép đôi giao phối giữa những cá thể có những đặc tính tốt khác nhau.

Mục đích là thu được ở đòi sau những cá thể tập hợp được nhiều đặc tính tốt từ cả hai phía bố và mẹ.

Tuy nhiên, cần chú ý là không được ghép đôi những cá thể có các tính trạng đối lập nhau để hy vọng đời sau có được sự san bằng về tính trạng.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bò Kỹ thuật để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bò

Chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam. Chăn nuôi trâu bò ở nước ta mang tính kiêm dụng theo hướng khai thác sức kéo - phân bón - thịt. Thời gian gần đây, chăn nuôi trâu bò đang chuyển sang kiêm dụng thịt – phân bón – sức kéo và dần hình thành hướng chăn nuôi chuyên thịt (chủ yếu trên bò).

25/02/2016
Bệnh sán dây ở động vật nhai lại Bệnh sán dây ở động vật nhai lại

Sán dây là loại ký sinh trùng thường gặp ở gia súc nhai lại như dê, cừu, trâu bò, đặc biệt là gia súc nhai lại còn non và được chăn thả trên đồng cỏ. Gia súc mắc bệnh gầy yếu, sinh trưởng kém, còi cọc, chậm lớn, thiếu máu, suy nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh khác và dễ chết nếu nhiễm nặng, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi.

26/02/2016
Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn của trâu bò Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn của trâu bò

Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn của trâu bò

26/02/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.