Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Gặp vua lúa nước của người Ca Dong

Gặp vua lúa nước của người Ca Dong
Tác giả: Công Xuân
Ngày đăng: 11/08/2016

Với địa hình gập ghềnh như huyện miền núi Sơn Tây, việc sở hữu vài ba sào đất trồng lúa nước đã là khó, vậy mà già Đinh Văn Vật (SN 1947), ở thôn Mang He, xã Sơn Bua đã khai hoang được hơn 1,5ha, trở thành người có diện tích trồng lúa nước lớn nhất trong cộng đồng người Ca Dong ở Quảng Ngãi.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn nhỏ nằm ngay bên con đường ở gần giữa làng, già Vật kể: "Hơn 40 năm trước, sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường B, do bị trúng bom hơi cay của địch nên đôi mắt của tôi không còn thấy rõ và được rời quân ngũ. Trở về quê với đôi mắt không còn tinh anh như thanh niên cùng lứa trong làng để đuổi theo con nai, con hoẵng..., tôi đã chọn một hướng đi mới học được khi còn kề vai chiến đấu với bộ đội miền xuôi, đó là làm lúa nước”.

Già Vật nhớ lại: "Vào thời điểm đó, không riêng gì người Ca Dong, thói quen của đại đa số các gia đình người dân tộc thiểu số ở vùng núi Quảng Ngãi là trồng lúa rẫy, nên lượng lúa thu về hàng năm nhiều lắm cũng chỉ được vài chục kg/sào (500m2/sào), dẫn đến thường xuyên thiếu ăn giáp hạt. Quyết chí thoát cái nghèo và có thóc, gạo luôn đầy bồ nên già Vật làm theo cách mới là khai hoang để trồng cây lúa nước. Nhờ vậy, số lượng lúa già Vật thu về tính bằng tấn/năm, trở thành người có nhiều thóc nhất vùng.

Chúng tôi hỏi hiện già có bao nhiêu diện tích ruộng lúa nước, già Đinh Văn Vật cười vui vẻ nói:

“Hơn chục năm trước thì ước trên 3ha, nhưng mình thấy bà con trong làng còn nghèo khó nên chia bớt cho họ, giờ mình còn khoảng 1,5ha thôi". Nhẩm tính chỉ riêng lúa, với năng suất bình quân khoảng 40 tạ/sào, mỗi năm già Vật thu hoạch khoảng 60 tạ/năm - một số lượng thóc 'khủng" so với các gia đình người Ca Dong ở Sơn Tây.

Giờ tuy đã cao tuổi và cả 2 vợ chồng thường xuyên đau ốm, nhưng già Vật vẫn cáng đáng công việc trồng lúa nước, trồng keo, phát triển chăn nuôi... Không chỉ biết phát triển kinh tế gia đình, già rất tận tình giúp đỡ bà con trong vùng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa nước. Bà Đinh Thị Son ở thôn Mang He cho biết: "Nhờ già Vật bày cách mà nhiều bà con trong vùng biết trồng lúa nước thay cho trồng lúa rẫy, để thu về nhiều thóc lúa hơn”.

Ông Cao Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bua bày tỏ: "Già Vật là tấm gương điển hình cho sự vượt khó để phát triển kinh tế gia đình, đồng thời cũng là người có lớn trong việc vận động bà con địa phương thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước".


Có thể bạn quan tâm

Nhọc nhằn tìm doanh nghiệp đầu tư làm nông nghiệp Nhọc nhằn tìm doanh nghiệp đầu tư làm nông nghiệp

Trước đây cũng từng có một DN về thuê đất SX lúa giống. Sau 5 năm hoạt động, vì một số lý do, đơn vị này chuyển đi, bàn giao lại 9,6 mẫu ruộng (tương đương 3,5ha) đã thuê của người dân. Từ đó, các lãnh đạo xã, mỗi người tự tìm cách kết nối, mời gọi các DN...

10/08/2016
Tổn thất sau thu hoạch của hoa hồng Đà Lạt lên tới 42% Tổn thất sau thu hoạch của hoa hồng Đà Lạt lên tới 42%

Ngày 8/8, tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, tổn thất sau thu hoạch từ nhà vườn cho tới tay người tiêu dùng ở các loại hoa đang ở mức rất cao.

10/08/2016
Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP Tìm giải pháp mở rộng vùng rau VietGAP

Trước hiệu quả của mô hình rau VietGAP ở ấp Trung Hiệp Thạnh (xã Trung Lập Thượng), ngành nông nghiệp huyện Củ Chi (TP.HCM) dự định sẽ mở rộng diện tích trồng rau VietGAP trên địa bàn.

11/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.