Gà Đông Tảo Ở Xứ Quảng
Anh Nguyễn Thanh Tuấn, SN 1978 ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp (Núi Thành, Quảng Nam) là người tiên phong nuôi gà Đông Tảo tại địa phương.
Đầu năm 2013, anh Tuấn tìm đến “quê hương” của gà Đông Tảo tại xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) mua 50 con gà 1 tuần tuổi về nuôi.
Mặc dù đã học hỏi kinh nghiệm, tham khảo tài liệu… nhưng số gà Tuấn mua về bị chết 35 con, song anh vẫn kiên trì nuôi. Đến đợt thứ 2 anh nuôi mua 50 con chỉ chết 5 con. Theo Tuấn, thời điểm gà từ 1 - 2 tuần tuổi nếu thời tiết lạnh thì phải thắp đèn để giữ ấm, nắng nóng thì thả rông, không nhốt. Đặc biệt, khâu vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêm vắc xin phải đặt lên hàng đầu.
Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay trang trại của Tuấn đã cho ra thị trường giống gà Đông Tảo thích nghi với khí hậu miền Trung. Nhiều người tìm đến trang trại của Tuấn để mua giống. Tuy nhiên, với quy mô nuôi chưa lớn nên anh không cung cấp đủ gà giống cho khách.
Hiện anh nuôi trên 200 con gà Đông Tảo, trong đó gần 80 con gà sinh sản. Sau hơn 1 năm nuôi giống gà này, Tuấn đã bán được 300 con gà giống, gà thịt, trừ chi phí thu lãi ròng khoảng 100 triệu đồng.
"Hiện có nhiều người đem gà giống Đông Tảo từ Hưng Yên về đây bán cho bà con, song tỷ lệ rủi ro rất cao, bởi gà chưa thuần với khí hậu vùng nuôi. Gà bố mẹ, gà con của tôi đã quen với môi trường nên khi người dân mua về nuôi chúng thích nghi tốt.
Thức ăn của gà Đông Tảo giống gà ta, nhưng chuồng trại nên làm trong khu vực có nhiều bóng cây che mát. Gà Đông Tảo thường đẻ trứng tự nhiên (mỗi con đẻ từ 12 - 15 trứng) không đẻ vào ổ làm sẵn nên người nuôi phải theo dõi để lấy trứng mang vào lò ấp. Giống gà này rất vụng về trong việc ấp và nuôi con. Chân to, khỏe nên khi đẻ xong là phải thu trứng ngay nếu không chúng bị dẫm vỡ trứng" anh chia sẻ.
Nuôi gà Đông Tảo mang lại hiệu quả kinh tế gấp 15 lần nuôi gà ta, gà thịt có trọng lượng 2 kg có giá gần 3 triệu đồng, trong khi gà ta chỉ 200.000 đồng. Gà giống Đông Tảo cũng có giá cao gấp nhiều lần so với gà ta. Gà 2 ngày tuổi 200.000 đồng/cặp, 1 tuần tuổi 400.000 đồng/cặp; 1 tháng tuổi 2 - 3 triệu đồng/cặp, gà bố mẹ trên 20 triệu đồng/cặp.
Ngoài việc nuôi gà Đông Tảo, anh Tuấn đã mở rộng thêm trang trại rộng 22.000 m2 thả nuôi 10.000 con nhông cát, 100 con kỳ đà, 500 con kỳ tôm, 5.000 con rắn mối… và hơn 10.000 cây ăn quả. Hàng năm cho thu nhập gần 3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 600 triệu đồng.
Anh nói, gà giống cung cấp ra thị trường phải đảm bảo, chỉ những con giống tốt mới bán, làm theo kiểu buôn gian bán lận sẽ đổ vỡ.
Có thể bạn quan tâm
Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.
Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.
Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.
Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.
Mức giá này đã tăng đồng loạt 600 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng hàng cà phê trong dân hiện nay không còn nhiều vì nông dân đã bán ra trong thời điểm giá còn thấp.