EU Ra Tối Hậu Thư Cho Rau Quả Việt Nam
Tổng Vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng Châu Âu (DG SANCO) vừa ra thông báo nếu phát hiện 05 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, EU sẽ cấm nhập khẩu rau quả từ Việt Nam.
Cụ thể, trong thời gian 01 năm kể từ ngày 01/02/2014 đến ngày 01/02/2015 nếu phía DG SANCO phát hiện 05 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam.
Theo thống kê, từ ngày 1/2/2014 đến nay phía DG SANCO (thuộc Ủy ban châu Âu) đã phát hiện 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng đã bị cấm trên cây húng quế (Ocimum santum) và mướp đắng (Momordica charantia).
Đồng thời, từ đầu năm 2014, DG SANCO cũng nhận được thông báo từ một nước thành viên EU về phát hiện vi khuẩn gây hại trong gỗ dùng làm bao bì đóng hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. Theo Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC), bao bì hàng xuất khẩu bằng gỗ cần được sấy ở nhiệt độ cao nhằm diệt vi khuẩn gây hại và đóng tem kiểm định an toàn của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Qua theo dõi, đến nay, DG SANCO nhận thấy bao bì hàng xuất khẩu bằng gỗ từ Việt Nam chưa được đóng tem kiểm định theo quy định này của IPPC.
Theo quy định của EC, nếu phát hiện vi khuẩn gây hại trên 05 mẫu hàng nhập khẩu liên tiếp từ một nước vào EU trong thời gian 01 năm thì EC sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng này vào EU.
Nếu sự việc này xảy ra không chỉ dẫn đến việc rau, quả, hàng hóa của Việt Nam không xuất khẩu được sang các nước EU mà uy tín của nông sản, hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Vụ Thị Trường Châu Âu yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xuất khẩu rau, quả và bao bì đóng hàng xuất khẩu bằng gỗ cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của EU.
Trước đó, EU đã quyết định ngừng nhập một số loại sò điệp, sò lông của Việt Nam từ ngày 20/9/2014. Nguyên nhân được cho là phía EU đã phát hiện một số lỗi nghiêm trọng trong quá trình nuôi trồng và cung cấp vào EU về các mặt hàng này như: hồ sơ, chương trình quản lý chất lượng không đủ tin cậy; sò điệp, sò lông từ vùng nhiễm độc tố vẫn được tách cồi, chế biến và xuất khẩu vào EU; các cồi trần/trụng của sò điệp/sò lông chưa được xử lý nhiệt vẫn được xuất khẩu vào EU...
Để được xuất khẩu vào thị trường Châu Âu là vô cùng khó bởi đây là một thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực hết mình để đáp ứng mọi yêu cầu của EU nếu chỉ vì một vài doanh nghiệp làm không đủ chuẩn khiến EU cấm nhập khẩu toàn ngành thì thật đáng tiếc! Các doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào thị trường EU cần phải chú trọng hơn nữa chất lượng sản phẩm khi xuât khẩu vào thị trường khó tính này!
Có thể bạn quan tâm
Trong đó, diện tích chuối mô cho thu hoạch trong năm 2014 là 270 ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của trận gió lốc ngày 4/6/2014 đã làm 14,5 ha chuối trong giai đoạn có quả non bị gãy đổ. Vì vậy, diện tích cho thu hoạch trong năm 2014 chỉ còn 255,5 ha, sản lượng ước đạt hơn 6.300 tấn.
Lợi dụng nhu cầu cần trị bệnh trên cây có múi của nhiều nhà vườn, một số công ty đã đến tư vấn các chế phẩm nông nghiệp ngăn chặn bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên cây cam sành. Trong khi các cơ quan chuyên môn Hậu Giang khẳng định, đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại phân, thuốc nào có khả năng đặc trị được dịch bệnh nguy hiểm này.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Chợ Lách (Bến Tre) phát huy tốt thế mạnh kinh tế vườn với nhiều loại hoa kiểng, cây ăn trái đặc sản. Làng nghề hoa kiểng - cây giống Cái Mơn (xã Vĩnh Thành) có truyền thống trăm năm, đã đưa sản phẩm của vùng đi khắp cả nước.
Người dân xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành - Nghệ An) ai cũng nể phục nghị lực của ông Nguyễn Hữu Bình (SN 1958). Từ hai bàn tay trắng, ông đã vươn lên làm giàu trên vùng đất khó bằng nghề trồng cam, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương...
Đây là các bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa gây hại cho nhiều nông dân và doanh nghiệp thu mua thanh long xuất khẩu. Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện trên cành, bẹ non, trái non và trái chín chuẩn bị thu hoạch.