Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ế Gần 5.000 Con Cá Sấu

Ế Gần 5.000 Con Cá Sấu
Ngày đăng: 11/06/2012

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Từ lâu, nuôi cá sấu trở thành một nghề để phát triển kinh tế gia đình của trên 1.000 hộ dân. Vào thời điểm những năm 90, đàn cá sấu của Cà Mau lên tới hơn 30.000 con, về sau số lượng mỗi năm mỗi giảm vì thị trường tiêu thụ bấp bênh.

Dù vậy, hiện nay vẩn còn một bộ phận nông dân vẫn duy trì nuôi cá sấu, kết hợp với nuôi nhiều loại con khác. Hộ nuôi nhiều nhất 300 con, hộ nuôi ít nhất 20 con.

Cá sấu là loài động vật hoang dã quí hiếm, người nuôi cá sấu phải được đăng ký và được cấp giấy phép mới được nuôi. Đầu tư nuôi cá sấu phải có vốn lớn, chuồng trại phải bảo đảm an toàn, ngoài ra chi phí mua thức ăn cho cá cũng rất lớn.

Trước đây cá sấu giống 1 con là 500.000 đ, nay giảm còn 120.000 đ. Thời gian nuôi 2 năm cá sấu có trọng lượng từ 8 – 10 kg mới xuất chuồng. Giá cá sấu thương phẩm 10 năm nay chỉ ở mức 100.000 – 120.000 đ/kg.

Như vậy nếu trừ chi phí đầu tư thì người nuôi có lãi không nhiều. Nếu cá sấu để lâu trong chuồng trại, khi vượt trong lượng 20 kg/con thì sẽ rất khó tiêu thụ. Hiện nay ở Cà Mau còn trên 500 con cá sấu từ 30 kg trở lên.

Từ trước đến giờ cá sấu có một thị trường tiêu thụ duy nhất là Trung Quốc nhưng cũng không chính thức. Một số thương lái mua cá sấu rồi mang sang Trung Quốc bán bằng nhiều con đường khác nhau, khi nào có nhu cầu thì thương lái tìm tới tận nhà dân để mua, khi nào ế ẩm thì họ không mua hoặc ép giá. Cuối cùng người nuôi cá chịu thua thiệt.

Nuôi cá sấu hiện nay chủ yếu là tự phát. Chính quyền địa phương chưa có định hướng phát triển vì thị trường tiêu thụ không đáp ứng được, thực tế trên làm cho người nuôi cá sấu nản lòng, nhiều hộ đã không nuôi nữa.

Tuy nhiên, để giúp cho bà con nông dân hạn chế thiệt hại, thiết nghĩ cơ quan chức năng nên có phương án, một là tìm thị trường tiêu thụ cho hàng ngàn con cá sấu đang ngày quá tuổi, kế đến là khuyến cáo người dân vào thời điểm này không nên tổ chức nuôi cá sấu quy mô lớn nhằm tránh gây thiệt hại về kinh tế cho bà con.

Có thể bạn quan tâm

Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Nuôi Cá Lăng Nha Đuôi Đỏ Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Nuôi Cá Lăng Nha Đuôi Đỏ

Trong một vài năm trở lại đây, mô hình cá lăng nha đuôi đỏ nuôi trong bè nổi tại các hồ lớn, hồ thủy điện… trong tỉnh Dak Lak đã chứng tỏ được giá trị kinh tế của loài cá đặc sản được xếp bậc nhất trong họ cá da trơn trên dòng sông Mê Kông.

31/07/2013
Khuyến Khích Nông Dân Thả Tôm Nuôi Dứt Điểm Để Tránh Dịch Bệnh Khuyến Khích Nông Dân Thả Tôm Nuôi Dứt Điểm Để Tránh Dịch Bệnh

Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...

31/07/2013
Cây Dâu, Con Tằm Nội Địa Cây Dâu, Con Tằm Nội Địa "Lên Ngôi"

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.

31/07/2013
Gạo Đồ Hướng Đi Mới Trong Xuất Khẩu Gạo Gạo Đồ Hướng Đi Mới Trong Xuất Khẩu Gạo

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.

31/07/2013
Tăng Thu Nhập Từ Trồng Sả Tăng Thu Nhập Từ Trồng Sả

Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.

31/07/2013