Cá cảm nhận thời gian sinh sản như thế nào
Các nhà khoa học Nhật Bản từ Đại học Nagoya và Đại học Utsunomiya phát hiện thấy rằng một khu vực của bộ não ở cá hồi vốn khó hiểu trước đây thông báo cho cá những thay đổi về độ dài của ngày tương ứng với mỗi mùa trong năm.
Các kết quả của nghiên cứu được công bố tuần này trong tạp chí khoa học Anh trực tuyến Nature Communications.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã phân tích cá hồi masu, có trữ lượng đẻ trứng vào mùa thu, để xác định xem liệu cá sinh sản theo mùa có sử dụng một cơ chế tương tự như của các loài chim và động vật có vú, những loài có bộ cảm biến sản xuất ra chất tiết của các hoóc-môn làm tăng trưởng tinh hoàn do ngày trở nên dài hơn, The Asahi Shimbun cho biết.
Các điều kiện thích hợp sau đó tùy thuộc vào việc sản xuất các hoóc-môn sinh sản thúc đẩy khả năng sinh sản và mách cho cá đã đến mùa đẻ trứng.
Các nhà nghiên cứu chia 20 cá hồi thành hai nhóm và nuôi lớn chúng trong hai tháng, một nhóm được chiếu sáng trong 16 giờngày đại diện cho mùa hè, và một nhóm trong 8 giờngày đại diện cho mùa đông.
Sau khi kiểm tra mô não của những con cá, người ta tìm thấy một khu vực được gọi là đôi thùy mạch (saccus vasculosus) haotj động như một cảm biến ánh sáng.
Sau đó, các nhà khoa học loại bỏ các vasculosus saccus từ một số con cá và thấy tinh hoàn không phát triển như mong đợi ở những con cá trong điều kiện nhân tạo và các hoóc-môn nhất định không được tiết ra.
Điều này có nghĩa là vasculosus saccus hoạt động như một bộ cảm biến kích thích sinh sản giúp cá nhận biết mùa sinh sản đang đến gần, trong trường hợp này là mùa thu, các nhà khoa học giải thích.
Những phát hiện này có liên quan đến việc cá cảm nhận mùa chính xác như thế nào và điều này ảnh hưởng như thế nào đến não bộ của cá và hoạt động nội tiết tố có thể dẫn đến các chương trình nhân giống được cải thiện và sẽ được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác, Takashi Yoshimura – giáo sư sinh lý động vật tại Đại học Nagoya và một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.
Bộ cảm biến được thiết lập theo độ dài của ngày tùy theo mùa chủ đạo cho nhiều sinh vật.
Nhưng, nhiệt độ thay đổi cũng ảnh hưởng đến mùa sinh sản ở một số loài.
Tôi muốn hiểu làm thế nào động vật cảm nhận được những thay đổi về nhiệt độ để thích ứng với những thay đổi theo mùa trong môi trường nhất định., Yoshimura cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Công ty OriginOil, Inc tuyên bố công nghệ Solids Out of Solution(TM) (SOS) của họ có thể được áp dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản với các mức độ độc tố thấp hơn, và nông dân nuôi cá có thể cho cá nuôi của họ ăn tảo trên quy mô rộng.
Bột cá là một nguồn protein phức hợp thường được sử dụng trong thức ăn cho cá. Một bài báo mới được công bố trong tạp chí Khoa học và Công nghệ Thức ăn động vật cho biết các đặc tính vật lý và hóa học của bột cá ảnh hưởng đến cả sản lượng của thức ăn cho cá và chất lượng vật lý của thức ăn.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ hoàng gia KTH ở Stockholm đã phát triển một công nghệ mới ngăn chặn dư lượng dược phẩm xâm nhập vào sông ngòi gây tổn hại cho động vật hoang dã.