Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh kỹ sư điện trồng được 32 loại nấm dược liệu quý hiếm, độc, lạ

Anh kỹ sư điện trồng được 32 loại nấm dược liệu quý hiếm, độc, lạ
Tác giả: Huỳnh Xây
Ngày đăng: 03/05/2017

Từ công việc đồng ruộng một nắng hai sương của mình, với bản tính thích khám phá, chinh phục và làm cho cuộc sống của mình no ấm hơn, nhiều nông dân (ND) miền Tây đã làm nên những “kỳ tích” nông nghiệp - không chỉ được bà con ND trong nước và cả nước ngoài biết đến, khâm phục. Chúng tôi gọi họ là “những người đi trước và thành công”.

Trong ảnh: Anh Điền và mô hình trồng nấm của mình. Ảnh: Huỳnh Xây

Là kỹ sư điện nhưng anh Ngô Xuân Điền (28 tuổi, phường Trà An, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) lại đam mê trồng nấm dược liệu. Đến nay, anh đã nghiên cứu, sản xuất được 32 loại nấm quý hiếm, trong đó có cả đông trùng hạ thảo.

Năm 2014, anh Điền tốt nghiệp đại học và xin vào làm tại UBND phường Trà An. Thời gian rảnh, anh lại mày mò, tìm hiểu về mô hình nông nghiệp tốn ít diện tích đất và khởi nghiệp bằng mô hình trồng nấm linh chi. Ban đầu, nấm do anh Điền trồng chậm phát triển, tỷ lệ hao hụt cao. Dù rất “xót của” nhưng anh vẫn không nản lòng. Bên cạnh việc trồng nấm linh chi, anh trồng thêm nấm rơm. Anh Điền cho biết: “Nấm rơm dễ trồng, nhanh thu hoạch nên tôi đã xem đó là cách để “lấy ngắn nuôi dài”, tạo nguồn vốn đầu tư cho nấm linh chi. Nấm rơm làm ra, tôi đi bán nhỏ lẻ tại các chợ”.

Sau thời gian dài mày mò, cuối năm 2015, anh đã thành công với mô hình trên. Dịp Tết Nguyên đán 2016, sản phẩm của anh đã được bán ra thị trường, thu về lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Khi hỏi tại sao lại chọn làm những mô hình còn ít người quan tâm, anh Điền nói: “Ở thành phố có ít đất nên mình phải nghiên cứu, tìm tòi để phát triển những mô hình không cần nhiều đất nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, đó phải là những sản phẩm nông nghiệp sạch và ít đụng hàng”.

Anh Điền cho hay, sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, anh cũng đã thành công trong việc tạo ra đông trùng hạ thảo. Đây là loại đông trùng hạ thảo vô cùng đặc biệt và hiếm có ở Việt Nam. “Tôi tuyển chọn gắt gao từng con trong hàng ngàn con tằm và nhộng tằm còn sống khỏe mạnh. Tôi tách riêng những con đực, con cái cẩn thận, rồi tiêm tế bào nấm vào cơ thể chúng, để trong môi trường nhiệt độ thích hợp để tạo ra loại đông trùng hạ thảo quý” – anh Điền cho biết.

Theo phóng viên tìm hiểu, sau khi tiêm tế bào nấm vào, tằm và nhộng tằm phải luôn vận động để đào thải tế bào nấm ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh sinh tồn kéo dài hàng tuần có khi hàng tháng trời, tế bào nấm sẽ thắng và giết được con tằm và nhộng tằm. Cuối cùng, cơ thể con côn trùng này sẽ phát triển thành cơ thể, hình dáng mới, gọi là đông trùng thảo. Hiện loại sản phẩm này có giá bán ra khoảng 150 triệu đồng/kg hoặc từ 50.000-70.000 đồng/con.

Không chỉ thành công với vài mô hình trồng nấm trên, chàng trai quê Cần Thơ còn có thể trồng được 30 loại nấm khác. “Đến nay, tôi đã nghiên cứu thành công 32 loại nấm, trong đó toàn là những nấm “độc”, lạ, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, trị bệnh” – anh Điền chia sẻ.

Anh Điền tận dụng mạng xã hội Facebook để quảng bá, tiếp thị và không ngại chia nhỏ sản phẩm để bán.“Tới đây, tôi sẽ mở rộng quy mô trồng nấm ở huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ), chỉ riêng tiền mua đất đã hơn 1 tỷ đồng” – anh Điền cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Lão nông trồng mít Thái lá bàng thu tiền tỷ mỗi năm Lão nông trồng mít Thái lá bàng thu tiền tỷ mỗi năm

Một trong số những trái cây giúp nông dân đổi đời, thu tiền tỷ mỗi năm ở tỉnh này là mít Thái lá bàng.

27/04/2017
Trồng cà chua bi sạch bán cho khách du lịch Miền Tây Trồng cà chua bi sạch bán cho khách du lịch Miền Tây

Một khu du lịch sinh thái tại Bến Tre đang thử nghiệm trồng cà chua bi Australia trong nhà kính "siêu sạch" được khách thích thú đặt mua với giá 70.000 đồng một

30/04/2017
Lãi lớn từ mô hình nuôi vịt an toàn sinh học Lãi lớn từ mô hình nuôi vịt an toàn sinh học

Trang trại vịt của vợ chồng bà Kiềng có hơn 11.000 con vịt, mỗi ngày cho hơn 10.000 trứng vịt sạch cung ứng cho thị trường TP.HCM với giá 1.700 đồng/trứng

02/05/2017