Dưa Leo Vẫn Có Lãi
Gặp anh Lê Thanh Nam, ấp Thạnh Mỹ A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang tất bật chuyển những bao dưa leo lên xe kịp giao cho khách hàng, anh tranh thủ chia sẻ:
Dưa leo là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, chi phí ít, lợi nhuận khá. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 32 ngày. Giống dưa anh trồng hiện nay là giống Én Vàng, cho trái sai, chất lượng giòn, ngọt, ít ruột nên được thị trường ưa chuộng.
Khi cây ra hoa kết trái, khoảng 30 – 32 ngày sau là thu hoạch. Mỗi ngày hái 1 lần, đợt trái đầu ít, sau tăng dần, hái liên tục khoảng 25 lứa là chấm dứt. Với 2 công dưa leo hiện nay, mỗi ngày anh hái khoảng 400kg (bình quân 4 tấn/công).
Với giá hiện tại 3.000đ/kg, giảm một nửa so với năm ngoái (7.000 – 8.000 đ/kg), nhưng cũng "có ăn”, trừ các chi phí, anh lãi khoảng 14 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.
Năm 2013 đánh dấu thắng lợi của các mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) với năng suất trung bình lên tới 17 - 18 tấn/ha/vụ, với tổng sản lượng đạt hơn 200 tấn.
Năm 2014, nông dân trồng sầu riêng, chôm chôm ở Long Khánh sẽ bán trực tiếp sản phẩm của mình vào Siêu thị Aeon Nhật Bản với mức giá cao và ổn định.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Hòe nói bên cạnh niềm vui được cho là “ngoài dự báo” của Vasep, hiệp hội này cũng lo ngại về sự tăng trưởng “nóng” cả diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng.
Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân thu được hiệu quả kinh tế cao. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.