Đưa hồ tiêu Lộc Ninh vươn xa trên thị trường thế giới

16 nông dân tiêu biểu trồng tiêu giỏi của huyện Lộc Ninh và 50 doanh nghiệp thu mua, chế biến hồ tiêu Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh cùng dự. Hội thảo nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu “Hồ tiêu Lộc Ninh” tỉnh Bình Phước đến với khách hàng trong và ngoài nước, từng bước nâng cao giá trị trên thị trường.
Hồ tiêu - sản phẩm mũi nhọn của Bình Phước
Huyện Lộc Ninh có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển nông nghiệp với các cây đặc sản, như tiêu, điều, cao su… Hiện nay, Lộc Ninh có 3.739 ha tiêu, trong đó 3.131 ha cho sản phẩm. Sản lượng hồ tiêu năm 2014 của huyện Lộc Ninh ước đạt 10.098 tấn, chiếm 40% sản lượng toàn tỉnh.
Các sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh, như tiêu đen, tiêu trắng, tiêu xanh; tinh dầu tiêu, muối tiêu và bột tiêu. Các giống chính được trồng là tiêu Ấn Độ, tiêu Vĩnh Linh và giống chủ lực - tiêu Trung, tiêu sẻ (tiêu Lộc Ninh).
Tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Anh, hội viên nông dân ấp 6A, xã Lộc Tấn, cho biết: Từ năm 2012, sau khi Hội Nông dân huyện Lộc Ninh vận động tham gia xây dựng nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh”, tôi tích cực tham gia các hoạt động về triển khai xây dựng và quảng bá nhãn hiệu. Để có sản phẩm hồ tiêu đạt chuẩn theo quy định, khâu thu hoạch, bảo quản đúng quy trình kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
Người trồng tiêu Lộc Ninh có kinh nghiệm trong chuyên canh chăm sóc hồ tiêu. Năm 2009, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã bình chọn 10 người trồng tiêu giỏi nhất nước, trong đó có 6 nông dân ở huyện Lộc Ninh.
Năm 2014, ông Lê Bá Thịnh ở ấp 4, xã Lộc An được Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) bình chọn là 1 trong 2 người trồng tiêu giỏi thế giới. Ngày 26-5-2014, Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và công nghệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh” và giao Hội Nông dân huyện Lộc Ninh quản lý. Như vậy, Lộc Ninh là đơn vị thứ 2 trong cả nước, được cấp nhãn hiệu tập thể hồ tiêu và cũng là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Bình Phước xây dựng được thương hiệu.
Ông Trần Văn Nhân, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Ninh cho rằng: Để xây dựng, phát triển và giữ vững thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh cần tận dụng lợi thế cạnh tranh và cơ hội mới, cùng lúc phải giải quyết các vấn đề, thách thức đang đối mặt. Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học cần cộng tác chặt chẽ hơn nữa, hỗ trợ nhau để biến tiềm năng thành hiện thực.
Nhãn hiệu hồ tiêu Lộc Ninh sẽ vươn xa
Tháng 5-2014, 540 hộ người trồng tiêu Bình Phước đã được cấp chứng nhận sản xuất tiêu sạch theo tiểu chuẩn R.A, trong đó có 200 nông dân của huyện Lộc Ninh. Đến nay, Bình Phước là địa phương duy nhất trong cả nước có nông dân được cấp chứng nhận R.A. Dự án “phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện.
Dự án đánh dấu bước phát triển trong sản xuất, từ đó hình thành liên kết sản xuất theo nhóm và được kênh tiêu thụ sản phẩm tiêu chứng nhận cho các câu lạc bộ tham gia dự án với Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice bao tiêu sản phẩm. Việc làm này góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu hồ tiêu Bình Phước, được khách hàng quốc tế đánh giá cao.
VPA muốn tăng giá trị chất lượng của hạt tiêu, trước hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm như Bình Phước (Lộc Ninh) phải xây dựng nhãn hiệu tập thể để tiến tới xây dựng thương hiệu quốc gia, nhằm tăng giá trị xuất khẩu hồ tiêu Lộc Ninh cũng như Việt Nam trên thị trường thế giới. Cả chính quyền và nông dân Lộc Ninh trải qua quá trình 4 năm để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh - Bình Phước được công nhận là cơ sở để doanh nghiệp tìm đến liên kết thu mua, là bước đầu để thương hiệu có giá trị trên thị trường.
Tại hội thảo, nông dân, doanh nghiệp và VPA thảo luận nhiều vấn đề báo động của hồ tiêu Việt Nam về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu; cung - cầu trong sản xuất; giá tiêu… Từ đó, VPA có những khuyến cáo để nông dân, doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Với tiềm năng, lợi thế ở Bình Phước, việc sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu sẽ ngày càng phát triển, khẳng định được nhãn hiệu, thương hiệu “Hồ tiêu Lộc Ninh - Bình Phước”. Các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam sẽ đồng hành, sát cánh cùng nông dân huyện Lộc Ninh để phát triển sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu trở thành mặt hàng mũi nhọn của Bình Phước - nhãn hiệu số một không chỉ ở trong nước, mà vươn lên khẳng định chỗ đứng trên thế giới. Bà Nguyễn Mai Oanh, Phó chủ tịch VPA
Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.