Dưa Hấu Long An Trúng Giá
Giá dưa hấu loại 1 bán tại vườn ở xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An ngày 16-1 là 13.500 đồng/kg, cao gấp sáu lần năm ngoái mùa Tết năm ngoái mà nguyên nhân là do người trồng dưa hấu năm ngoái bị lỗ nặng nên sau đó chuyển sang trồng thanh long, diện tích trồng dưa hấu giảm mạnh.
Hiện nay dưa hấu tỉnh Long An chủ yếu được trồng ở các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng. Ông Nguyễn Vĩnh Hiển trồng dưa hấu ở Mộc Hóa, Long An cho biết do năm ngoái giá dưa hấu xuống quá thấp, chỉ quanh 2.000 đồng/kg nên nông dân trồng dưa chuyển sang trồng thanh long. "Năm nay cung không đủ cầu, người trồng dưa hấu hốt bạc”, ông Hiển nói.
Bà Lê Thị Thủy, một người trồng dưa ở xã Long Trì, huyện Châu Thành, Long An tâm sự: “Năm ngoái nhà trồng ba mẫu dưa (mẫu = 1.000 m2) mà bán ra giá bèo quá. Dưa hấu để lâu thì bị rút nước, nhà ai cũng nhiều, có khi bán không có người mua, đem tới cho bà con hàng xóm mà họ còn không muốn lấy. Năm nay cả vùng này nhiều người bỏ dưa hấu để trồng thanh long thì dưa hấu giá lại lên cao".
Tiền vốn bỏ ra cho mỗi mẫu dưa hấu khoảng từ 30 - 100 triệu đồng, giá bán mão (bán ước chừng, không cân đo) trung bình mỗi mẫu là 180 triệu đồng, tùy vào chất lượng dưa. Ông Võ Văn Đực (người dân thường gọi là ông Năm Dưa, ở xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) cho biết: “nhà có sẵn đất nên không phải tốn tiền thuê. Kinh nghiệm trồng dưa thì cũng có. Phân bón thì tận dụng được phân chuồng chỉ phải mua thêm vài bao phân thôi. Có mẫu bán mão thì lời được khoảng 150 triệu đồng. Có mẫu bán có cân đo đàng hoàng thì còn lời tới 200 triệu đồng”.
Dưa chủ yếu chia thành ba loại giá. Dưa loại 1 mỗi trái phải nặng từ 4 kg trở lên bán với giá 13.500 đồng/kg. Dưa loại 2, loại 3 nhỏ hơn, giá dao động từ 4.000 – 12.000 đồng/kg.
Anh Võ Công Hậu (Mộc Hóa, Long An) cho biết: “Dưa đẹp loại 1 được chuyển ra Hà Nội và xuất sang Trung Quốc. Dưa được đưa đến các chợ để tiêu thụ đa phần là dưa loại 2, loại 3”.
Mỗi năm có 4 vụ dưa. Vụ dưa phục vụ Tết tiêu thụ mạnh loại dưa hấu vàng và dưa hấu tròn. Các dưa loại này có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt nên thường được mua về để thờ cúng và biếu tặng. Dưa hấu dài chủ yếu được bán để phục vụ nhu cầu hàng ngày, ít được trưng thờ vào dịp Tết.
Có thể bạn quan tâm
Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.
Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.
Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.
Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).
Để cây trồng vụ mùa năm 2014 cho năng suất, sản lượng cao, hiện nay nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới đã và đang tích cực ra đồng làm cỏ, bón thúc và thực hiện các biện pháp chăm sóc khác với quyết tâm giành một vụ mùa mới đầy thắng lợi.