Đưa Cá Chình Vào Ao Nuôi
Có lẽ đến nay các loại cá nước ngọt ở ĐBSCL về giá trị kinh tế chưa có loại nào qua mặt nổi cá chình. Hiện nay, 1 kg cá chình trị giá tương đương 3 giạ lúa. Loài cá này đang được xếp vào hàng cá dành cho đại gia. Chính giá trị kinh tế cao của nó nên đã có nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi cá chình trong ao.
Đó là anh Đỗ Sĩ Hưng ở ấp 2, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ, người thành công đưa cá chình bông vào nuôi trong ao nước ngọt. Đến nay, ở Cần Thơ khó kiếm ra người thứ hai nuôi được cá chình trong ao. Còn ở Đồng Tháp chỉ có một hộ nuôi thành công trong lồng bè. Có lẽ vì vậy mà anh Hưng đã trở nên nổi tiếng. Người ta đã đặt cho anh luôn cái danh “Út chình”, bởi anh thứ út lại giỏi nuôi cá chình. Địa điểm nuôi cá chình của anh Hưng hàng ngày là mô hình tham quan, học tập của nhiều nông dân.
Qua lời giới thiệu của Hội Nông dân xã Thới Hưng, tôi chạy xe một mạch đến nhà anh. Đến nơi tôi đã được tận mắt chứng kiến hai ao nuôi cá chình đầu tư thật bài bản và công phu. Anh Hưng đang cho đàn cá ăn mồi và niềm nở cho biết việc anh bén duyên với con cá chình.
Anh kể, năm 2006 trong chuyến đi TP.HCM thăm bạn bè anh được giới thiệu về con cá chình cung không đủ cầu cho các nhà hàng. Hơn nữa, giá trị kinh tế của cá chình rất cao so với các loại cá nước ngọt khác ở ĐBSCL. Chính vì vậy anh đã nảy ra ý định nuôi thử cá chình trong ao.
Sẵn ở nhà đang có ao rộng 250 m2 trước đây nuôi cá tra đang bỏ không anh đã mua 200 con cá chình giống về thả nuôi. Về ao nuôi anh làm đúng như trong các tài liệu hướng dẫn mà anh tham khảo được. Sau một thời gian nuôi thấy cá thích nghi được với môi trường trong ao anh Hưng rất mừng. Sau một năm cá đạt trọng lượng 1,5 - 1,7 kg/con.
Năm đó anh thu hoạch lứa cá chình đầu tiên và bán được giá 300.000 đ/kg, cộng với cá bống tượng nuôi chung anh lãi ròng 70 triệu đồng. Hiệu quả khiến anh đam mê cá chình nên tiếp tục dốc vốn vào nuôi nhiều hơn và vụ cá sau anh thu lãi trên 200 triệu đồng.
Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.
Cá con mới lớn có hình lá liễu, sau 1 năm mới trôi dạt vào cửa sông. Việc sinh sản nhân tạo cá chình đến nay chưa có nước nào nghiên cứu thành công. Tất cả cá giống đều dựa vào việc khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông hoặc ven biển. Ở nước ta cá chình phân bố nhiều từ Quảng Bình vào đến Bình Ðịnh.
Sau những lứa cá đầu tiên nuôi thành công, đến nay anh Hưng đã mở rộng diện tích lên hai ao nuôi tới 1.500 m2. Một ao anh nuôi cá thương phẩm, ao còn lại nuôi dưỡng cá giống. Anh Hưng tự tin nói: Loại cá này cũng rất dễ nuôi, chỉ nặng vốn đầu tư ao nuôi và vốn mua con giống ban đầu.
Đặc điểm của cá chình thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày thường chui rúc trong hang, dưới đáy ao. Trong ao phải có dòng nước chảy. Mật độ thả nuôi thích hợp nhất từ 20 - 25 con/m2. Thức ăn cho cá chình phải có tỷ lệ đạm 45%, mỡ 3%, cellulo 1%, can xi 2,5%, phôtpho 1,3% cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Anh Hưng chủ yếu cho cá chình ăn ốc bươu vàng, cá, tép xay nhuyễn.
Trong quá trình nuôi cá chình khâu xử lý nguồn nước cũng được anh hết sức quan tâm. Để cá khỏi đào hang chui đi, dưới đáy ao anh đã lót một lớp bạt nilon. Đặc biệt, dưới ao anh thả những ống nhựa đường kính 9 cm, dài 3 - 5 m để cá có nơi trú ẩn. Chung quanh ao anh tráng bê tông có độ dốc cho nước mưa thoát ra ngoài và làm mái che nắng.
Anh Hưng cho biết, do nuôi theo kiểu gối đầu nhau nên mỗi năm anh xuất bán cá được nhiều lần. Hiện nay, lứa cá chình mới nuôi chưa đầy 4 tháng nhưng đã có người đến đặt cọc với giá 250.000 - 280.000 đ/kg. Cá chình càng nuôi lâu năm càng có giá trị kinh tế cao. Cá lớn giá thị trường lên đến 400.000 - 420.000 đ/kg. Nhờ nuôi cá chình thành công trong ao mà anh Hưng đã thu lợi nhuận không dưới 300 triệu đồng/năm. Được biết, anh đang liên kết với một Cty chế biến thủy sản tại TP.HCM xuất khẩu cá chình sang Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.
Về mô hình nuôi cá chình của anh Hưng, ông Nguyễn Thanh Phú, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Thới Hưng đánh giá: Đây là cách làm ăn mạnh dạn, hiệu quả, thích ứng kịp với nhu cầu thị trường hiện nay. Địa phương rất lấy làm hãnh diện vì có người tiên phong trong xã, thậm chí trong thành phố nuôi cá chình trong ao thành công.
Mô hình mới sẽ giúp nông dân làm giàu vì đầu ra còn rất lớn. Chúng tôi phát động nông dân nên phát triển nghề nuôi cá chình trong ao vì chưa có loại cá nào đem lại nguồn thu nhập cao như vậy. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn con giống còn khan hiếm. Người nuôi cá chình phải tìm mua con giống trôi nổi của ngư dân đánh bắt được trong tự nhiên với giá khá cao.
Có thể bạn quan tâm
Vào ngày 27 tháng 4 năm 2011, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức cho gần 50 nông dân các huyện, thị, thành phố và cán bộ kỹ thuật trong Tỉnh tham quan và học hỏi mô hình nuôi cá chình có hiệu quả của ông Nguyễn Ngọc Chính, khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Để phòng bệnh cho cá ta phải bắt đầu từ giai đoạn thả giống. Trước khi thả cá, ta cải tạo và xử lý nước thật kỹ bằng vôi công nghiệp và Vimekon. Cá giống trước khi thả nên tắm bằng muối (4 – 5kg/100 lít nước để diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng…).
Cá chình có giá trị kinh tế cao, (giá thương phẩm có lúc lên đến 240.000 đ/kg) thích hợp với nhiều mô hình nuôi. Nhiều tỉnh miền Trung đang phát triển hình thức nuôi trong bể xây bằng gạch hoặc xi măng cho năng suất cao. Đây là hình thức nuôi cao sản, vì vậy đòi hỏi phải có các điều kiện nhất định
Thức ăn hỗn hợp cho cá chình hoa được chế biến từ các nguyên liệu gồm: bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo. Trong đó, tỷ lệ các nguyên liệu được chia tỷ lệ như sau
Cụ thể: Trong ao đất, nuôi với mật độ 1-2 con/m2; thời gian nuôi từ 12 - 24 tháng; khi thu hoạch, mỗi con đạt từ 1kg trở lên, năng suất khoảng 4 - 5 tấn/ha. Nuôi bể xi măng, mật độ từ 30 - 50 con/m2 trong điều kiện có sục khí, nước chảy thường xuyên đảm bảo lượng oxy 5mg/l trở lên; mực nước từ 0,8 - 1m; diện tích bể từ 10 - 100m2; độ sâu bể khoảng 1,2m; có nơi trú ẩn cho cá nghỉ ngơi; ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng khoảng 5 - 7% trọng lượng cơ thể cá. Nuôi bể xi măng phải hút bỏ thức ăn thừa hàng ngày và cọ rửa bể hàng tuần. Nuôi lồng với mật độ từ 50 - 100 con/m2… Thức ăn chủ yếu là các loại cá nhỏ, ốc, tôm, tép tươi, trai, ếch, nhái. Các loài này được cắt nhỏ để cho ăn.