Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Chình Bông

Hiện nay, thức ăn chủ yếu cho cá chình hoa (Anguilla marmorata) là cá tạp, nguồn không chủ động, nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cao. Vì vậy, thức ăn hỗn hợp chế biến là cách tốt nhất mang lại hiệu quả khi nuôi đối tượng này.
Thành phần nguyên liệu
Thức ăn hỗn hợp cho cá chình hoa được chế biến từ các nguyên liệu gồm: bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo. Trong đó, tỷ lệ các nguyên liệu được chia tỷ lệ như sau:
STT | Thành phần nguyên liệu | Tỷ lệ % |
1 | Bột cá | 47% |
2 | Bột đậu nành | 22% |
3 | Bột mì | 14% |
4 | Bột cám gạo | 8% |
5 | Dầu cá | 5% |
6 | Premix khoáng | 2% |
7 | Premix vitamin | 2% |
Phương pháp chế biến
Thức ăn hỗn hợp được chế biến theo 5 bước:
Bước 1: Cân nguyên liệu: Nguyên liệu được dùng để chế biến làm thức ăn cho cá phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, đặc biệt là không bị mốc. Dùng cân đồng hồ để cân nguyên liệu, khi cân phải có độ chính xác cao để đảm bảo thành phần đạm trong thức ăn sau khi chế biến.
Bước 2: Phối trộn: Các nguyên liệu: Bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo được trộn đều.
Bước 3: Gia nhiệt các nguyên liệu tiến hành trong bước 2 được đem vào nấu chín
Bước 4: Tạo viên ẩm, nguyên liệu sau khi được nấu chín, để nguội rồi tiến hành cho dầu cá, Premix khoáng, Premix vitamin trộn đều và đưa vào máy đùn thức ăn để tạo viên
Bước 5: Bảo quản lạnh: Thức ăn ẩm hỗn hợp sau khi được chế biến có thể bảo quản bằng tủ bảo ôn, tủ lạnh trong khoảng 5-7 ngày cho cá ăn dần.
Cho ăn và quản lý thức ăn
Cho cá ăn hàng ngày với lượng từ 5-10% trọng lượng cá trong ao và theo 4 định là: định chất, định lượng, định địa điểm và định thời gian.
Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng (7-8 giờ), buổi chiều (16-19 giờ). Thức ăn được cho vào sàng, đặt cố định ở 4 góc ao cách bờ 1m.
Chú ý: Khi nhiệt độ thấp hơn 250C hoặc cao hơn 340C thì phải giảm lượng thức ăn. Điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn vừa hết trong thời gian 1 giờ. Cá chình hoa có đặc điểm là kiếm ăn vào buổi tối nên khẩu phần ăn của cá vào buổi chập tối bằng 70% tổng lượng thức ăn của cá trong ngày.
Nuôi cá chình hoa thương phẩm bằng thức ăn hỗn hợp kết hợp với cá tạp sẽ giúp cá nâng cao tỷ lệ sống (96%) và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (3,05).
Có thể bạn quan tâm

Đến tham quan mô hình nuôi cá chình bông của ông Trần Luật Sự mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định và giúp ông vươn lên thoát nghèo bền vững

Mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng của ông Trần Văn Tin dù đang trong giai đoạn nuôi thử nghiệm song đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn.

Với diện tích vườn rộng, anh Hồ Phú bỏ ra hơn 50 triệu đồng để đầu tư hệ thống bể nuôi hơn 150 m2 để nuôi lươn và cá chình thương phẩm.

Có lẽ đến nay các loại cá nước ngọt ở ĐBSCL về giá trị kinh tế chưa có loại nào qua mặt nổi cá chình. Hiện nay, 1 kg cá chình trị giá tương đương 3 giạ lúa.

Cá chình là loài thủy đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao; được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam