Dù Tăng Giá, Nông Dân Vẫn Ngại Thả Nuôi Tôm

Nhu cầu nhập khẩu tăng, nguồn cung khan hiếm… được xác định là những nguyên nhân kéo giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng mạnh trong những ngày qua, tuy nhiên, nông dân vẫn không mặn mà thả nuôi.
Giá tôm tăng 20%
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu đang tăng mạnh trở lại do thị trường nhập khẩu khởi sắc, trong khi đó, sản lượng thu hoạch lại sụt giảm, không đạt như dự kiến ban đầu.
Theo ông Hòe, hiện VASEP vẫn chưa nắm được thống kê mới nhất về tình hình xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp từ hải quan nhưng ông khẳng định giá nguyên liệu đang tăng chứng tỏ thị trường nhập khẩu tốt lên và nguồn nguyên liệu sụt giảm.
“Hiện nay, tôm Thái Lan chết gần 50%; ở Việt Nam tôm chết vẫn còn diễn biến phức tạp; Ấn Độ có sản lượng không nhiều; nguồn cung của Trung Quốc chủ yếu sử dụng cho nhu cầu nội địa… dẫn đến nguồn cung toàn cầu thiếu hụt, giá tăng”, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc tập đoàn Cafatex (Hậu Giang) cho biết.
Theo ông Kịch, riêng đối với thị trường Nhật, tôm Thái Lan chết, Nhật tập trung mua của Việt Nam nhiều hơn bởi vì hàng giá trị gia tăng của Nhật được nhập khẩu ở Thái Lan và Việt Nam là chủ yếu.
Trao đổi với TBKTSG Online xung quanh vấn đề các thị trường nhập khẩu tăng mua tôm của Việt Nam, ông Kịch của Cafatex, cho biết hiện vẫn không phải là vụ tiêu thụ chính ở các nước, phải đến tháng 8 - 9 mới là vụ tiêu thụ chính nhưng từ tháng 4 và 5 này lượng hợp đồng mà Cafatex ký được đã tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, ông Kịch không tiết lộ tăng bao nhiêu.
Theo ông Kịch, so với năm ngoái, giá tôm nguyên liệu (bao gồm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng) hiện đã tăng hơn khoảng 20%.
Ông Võ Hồng Ngoãn (vua tôm Sáu Ngoãn), xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, Bạc Liêu, cho biết hiện tôm sú loại 20 con/kí lô gam có giá khoảng 250.000 đồng/kí lô gam; loại 30 con/kí lô gam có giá 200.000 – 220.000 đồng/kí lô gam (tôm đông lạnh).
“Tôm còn sống có lúc thương nhân mua đến 300.000 đồng/kí lô gam đối với tôm sú loại 30 con/kí lô gam”, ông Ngoãn cho biết.
Nông dân vẫn không mặn mà
Dù giá tôm nguyên liệu tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đảm bảo cho nông dân nuôi tôm đạt được lợi nhuận rất cao, từ vài trăm triệu đông đến cả tỉ đồng/héc ta (nuôi thành công) nhưng họ vẫn không mặn mà tái đầu tư thả nuôi.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, cho biết hiện giá tôm tại Sóc Trăng dao động ở mức rất cao, tuy nhiên, bà con nông dân vẫn ngại thả nuôi vì thiếu vốn, lo ngại dịch bệnh bùng phát.
“Tình hình nuôi tôm ở ĐBSCL hiện như cái đám ma vậy đó (ý nói tình hình rất ảm đạm-PV), nó bi thảm lắm. Dịch bệnh đang hoành hành, không vốn đầu tư thành ra nông dân không dám thả nuôi nữa”, ông Sáu Ngoãn cho biết.
Theo ông Sáu Ngoãn, đối với những nghề khác khi gặp thất bại có lẽ còn được ít vốn tái sản xuất, chứ nuôi tôm thất bại một cái sẽ như đám cháy nhà vậy đó, không còn một thứ gì hết.
Theo thống kê của Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, tính đến nay, bà con nông dân của hiệp hội thả nuôi chưa đầy 450 héc ta trên tổng số 2.600 héc ta diện tích của Hiệp hội, một con số quá khiêm tốn.
Có thể bạn quan tâm

Phần lớn gà, cút tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn về công tác phòng và chống dịch cúm gia cầm. Hiện Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu ở khu vực phía Nam về cung cấp các nguồn thực phẩm, như: thịt heo, gà, trứng.

Nhiều người dân nuôi heo thông tin, hiện nay giá heo hơi đã tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với thời điểm trước tết và đang giữ mức 47.000 đồng/kg. Đa số đàn heo đã xuất bán dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi nên hiện nay lượng heo thịt còn ít trong khi thị trường vẫn có nhu cầu tiêu thụ mạnh. Với giá hiện tại, người nuôi heo có thể thu lãi từ 4,5 - 5 triệu đồng/tấn heo thịt.

Sau 3 đến 4 ngày, người ta tiến hành đảo đống ủ; sau đó tiếp tục ủ thêm khoảng 3 ngày nữa là có thể sử dụng nguyên liệu để cấy giống. Đối với cách thứ hai, rơm rạ ngâm trong nước vôi từ 15 đến 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước và tiếp tục ủ lại từ 2 đến 3 ngày, rồi băm thành đoạn dài khoảng 10cm; mùn cưa tạo ẩm với nước vôi 1% và ủ lại khoảng 5 ngày; bã mía tạo ẩm với nước vôi 1%, ủ từ 10 đến 12 ngày.

Ước tính năng suất bình quân đạt từ 7,5 đến 8 tấn/ha tùy theo điều kiện thâm canh, chăm sóc. Nông dân lợi nhuận 1 triệu đồng/công. Việc thực nghiệm giống lúa VN121 nhằm tìm ra giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện đã xuống giống được 7.300ha mía niên vụ 2015, chiếm 94% kế hoạch xuống giống của toàn huyện. Theo kế hoạch năm nay huyện sẽ xuống giống khoảng 7.800ha, giảm 500ha so với niên vụ mía 2014. Cơ cấu giống mía được nông dân chọn xuống trong thời gian qua đa phần là giống ROC16 và các giống chín sớm.