Dù Tăng Giá, Nông Dân Vẫn Ngại Thả Nuôi Tôm
Nhu cầu nhập khẩu tăng, nguồn cung khan hiếm… được xác định là những nguyên nhân kéo giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng mạnh trong những ngày qua, tuy nhiên, nông dân vẫn không mặn mà thả nuôi.
Giá tôm tăng 20%
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu đang tăng mạnh trở lại do thị trường nhập khẩu khởi sắc, trong khi đó, sản lượng thu hoạch lại sụt giảm, không đạt như dự kiến ban đầu.
Theo ông Hòe, hiện VASEP vẫn chưa nắm được thống kê mới nhất về tình hình xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp từ hải quan nhưng ông khẳng định giá nguyên liệu đang tăng chứng tỏ thị trường nhập khẩu tốt lên và nguồn nguyên liệu sụt giảm.
“Hiện nay, tôm Thái Lan chết gần 50%; ở Việt Nam tôm chết vẫn còn diễn biến phức tạp; Ấn Độ có sản lượng không nhiều; nguồn cung của Trung Quốc chủ yếu sử dụng cho nhu cầu nội địa… dẫn đến nguồn cung toàn cầu thiếu hụt, giá tăng”, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc tập đoàn Cafatex (Hậu Giang) cho biết.
Theo ông Kịch, riêng đối với thị trường Nhật, tôm Thái Lan chết, Nhật tập trung mua của Việt Nam nhiều hơn bởi vì hàng giá trị gia tăng của Nhật được nhập khẩu ở Thái Lan và Việt Nam là chủ yếu.
Trao đổi với TBKTSG Online xung quanh vấn đề các thị trường nhập khẩu tăng mua tôm của Việt Nam, ông Kịch của Cafatex, cho biết hiện vẫn không phải là vụ tiêu thụ chính ở các nước, phải đến tháng 8 - 9 mới là vụ tiêu thụ chính nhưng từ tháng 4 và 5 này lượng hợp đồng mà Cafatex ký được đã tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, ông Kịch không tiết lộ tăng bao nhiêu.
Theo ông Kịch, so với năm ngoái, giá tôm nguyên liệu (bao gồm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng) hiện đã tăng hơn khoảng 20%.
Ông Võ Hồng Ngoãn (vua tôm Sáu Ngoãn), xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, Bạc Liêu, cho biết hiện tôm sú loại 20 con/kí lô gam có giá khoảng 250.000 đồng/kí lô gam; loại 30 con/kí lô gam có giá 200.000 – 220.000 đồng/kí lô gam (tôm đông lạnh).
“Tôm còn sống có lúc thương nhân mua đến 300.000 đồng/kí lô gam đối với tôm sú loại 30 con/kí lô gam”, ông Ngoãn cho biết.
Nông dân vẫn không mặn mà
Dù giá tôm nguyên liệu tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đảm bảo cho nông dân nuôi tôm đạt được lợi nhuận rất cao, từ vài trăm triệu đông đến cả tỉ đồng/héc ta (nuôi thành công) nhưng họ vẫn không mặn mà tái đầu tư thả nuôi.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, cho biết hiện giá tôm tại Sóc Trăng dao động ở mức rất cao, tuy nhiên, bà con nông dân vẫn ngại thả nuôi vì thiếu vốn, lo ngại dịch bệnh bùng phát.
“Tình hình nuôi tôm ở ĐBSCL hiện như cái đám ma vậy đó (ý nói tình hình rất ảm đạm-PV), nó bi thảm lắm. Dịch bệnh đang hoành hành, không vốn đầu tư thành ra nông dân không dám thả nuôi nữa”, ông Sáu Ngoãn cho biết.
Theo ông Sáu Ngoãn, đối với những nghề khác khi gặp thất bại có lẽ còn được ít vốn tái sản xuất, chứ nuôi tôm thất bại một cái sẽ như đám cháy nhà vậy đó, không còn một thứ gì hết.
Theo thống kê của Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, tính đến nay, bà con nông dân của hiệp hội thả nuôi chưa đầy 450 héc ta trên tổng số 2.600 héc ta diện tích của Hiệp hội, một con số quá khiêm tốn.
Related news
Ngày 2.10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã họp phiên cuối cùng nhằm rà soát, thống nhất các nội dung, công việc chuẩn bị cho Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” diễn ra vào ngày 14.10 sắp tới.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện tại tỉnh Bình Phước có gần 1.800ha hồ tiêu của người dân bị nhiễm bệnh vì mưa nắng bất thường, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh.
Đối với các hiệp định thương mại tự do đang đàm phán sẽ theo những định hướng hội nhập: Tăng thị phần, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các đối tác trong FTAs thông qua xóa bỏ thuế quan, ...
Nhờ phát huy tốt tinh thần cộng đồng trong xây dựng NTM, xã Ninh Lai, Sơn Dương (Tuyên Quang) đang tiến nhanh về đích. Dự kiến hết năm nay, Ninh Lai sẽ là một trong những xã đầu tiên của huyện đạt đủ 19/19 tiêu chí.
Gần 40 năm mày mò, gắn bó với cây ăn quả, nông dân Triệu Tiến Ích đã sáng tạo nên loại cây ăn quả của riêng mình. Với thành công từ nhãn lồng chín muộn, ông Triệu Tiến Ích - Chủ tịch Hội Sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức đã vinh dự công dân Thủ đô ưu tú.