Dư lượng thuốc trừ sâu cao trong thực phẩm có thể gây vô sinh
Theo một nghiên cứu mới, điều trị vô sinh có thể ít hiệu quả hơn đối với những người ăn nhiều thực phẩm với mức dư lượng thuốc trừ sâu cao.
Các sản phẩm như dâu tây và rau chân vịt có thuốc trừ sâu nhiều hơn những loại khác và khó làm sạch, có thể liên quan đến vô sinh
Tác giả nghiên cứu Jorge Chavarro cho biết một số loại trái cây và rau quả như dâu tây và rau chân vịt có xu hướng cần nhiều thuốc trừ sâu hơn để bảo vệ và việc rửa sạch chúng hoàn toàn không có sự khác biệt.
Nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng những phụ nữ ăn nhiều loại trái cây và rau quả bị Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho là "bẩn nhất" ít có khả năng mang thai và sinh con khỏe mạnh sau khi được điều trị vô sinh.
Nghiên cứu này vẫn tiếp tục dẫn chứng nguy cơ làm giảm khả năng sinh sản do dư lượng thuốc trừ sâu cao. Đồng thời nó cũng có thể cung cấp manh mối về việc các yếu tố môi trường có liên quan như thế nào đến sự sảy thai và tỷ lệ sinh.
Thuốc trừ sâu có liên quan đến một loạt các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của hệ thần kinh, da, mắt và hệ thống hoóc môn. Một số người còn bị nghi là thậm chí gây ung thư bởi loại hóa chất này.
Nghiên cứu mới này cho thấy những phụ nữ được điều trị vô sinh nhưng ăn trái cây và rau bị ô nhiễm cao có khả năng mang thai ít hơn 18% so với những người ăn ít hơn các loại thực phẩm này. Nếu phụ nữ ăn nhiều thực phẩm chứa thuốc trừ sâu có thai thì khả năng sinh con khỏe mạnh của họ vẫn ít hơn 26%.
Mặc dù các tác giả nghiên cứu khuyên rằng ăn trái cây và rau quả nói chung quan trọng đối với một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, nhưng phân tích cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào có thể xảy ra trong thai kỳ giữa những người những phụ nữ nhiều rau và trái cây so với những người ăn ít các thực phẩm này.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Jorge Chavarro, nói rằng mua các sản phẩm hữu cơ như dâu tây, rau chân vịt và xuân đào rất đáng để chi tiêu.
Nhưng đối với sản phẩm "sạch", ít bị ô nhiễm, như bơ và bắp ngô, ông nói rằng nó không tạo ra nhiều sự khác biệt nếu chúng ta ăn sản phẩm hữu cơ hay không.
Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) khuyên rằng hầu hết chúng ta đều phải tiếp xúc với một lượng thuốc trừ sâu rất nhỏ, có thể quá nhỏ để gây ra nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, sự tiếp xúc với thuốc trừ sâu là phổ biến, theo đó, khoảng 90 phần trăm người Mỹ có được phát hiện có thuốc trừ sâu trong máu hoặc nước tiểu.
Ở động vật, bằng chứng về việc thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản như thế nào đã được ghi nhận rõ ràng. Hậu quả của thuốc trừ sâu đối với hệ thống hormon - đặc biệt là mức estrogen - ở những con đại bàng và chim ưng gần như đã dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng.
Ở người, các nghiên cứu về những người đàn ông tiếp xúc trực tiếp với nồng độ cao của thuốc trừ sâu đã cho thấy sự liên kết với số lượng thấp tinh trùng và yếu hơn làm ảnh hưởng cho tuyến sinh dục của họ.
Tác động ít rõ ràng hơn và có thể có hại hơn cho việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở các cấp quá thấp để tạo ra các triệu chứng lâm sàng ngay lập tức đang bắt đầu được nghiên cứu chặt chẽ hơn.
Tiến sĩ Philip Landrigan, Giáo sư Trường Y tế Icahn ở núi Sinai, New York, đã so sánh các dấu hiệu và triệu chứng 'độc tính cận lâm sàng' từ thuốc trừ sâu với những chất ngộ độc chì ở trẻ em, hiện nay được công nhận rộng rãi là có nguy cơ lâu dài đến sự phát triển.
Ông lưu ý rằng tỷ lệ sinh giảm và tỷ lệ tái phát ung thư tăng là “quá nhanh để di truyền”. Mặc dù nghiên cứu này không chứng minh được rằng thuốc trừ sâu là nguyên nhân, nhưng nó ủng hộ giả thuyết cho rằng có thể có các nguyên nhân môi trường cho những xu hướng này.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Chavarro không kiểm tra mức độ ảnh hưởng của thuốc trừ sâu chính xác như thế nào, nhưng ông nói rằng "cái mà dường như dẫn đến vô sinh là sự gia tăng sảy thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ", điều này phù hợp với những gì các nhà nghiên cứu đã thấy trong các nghiên cứu về chuột.
"Những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang thấy là tác động trực tiếp của thuốc trừ sâu đối với cái chết của tế bào trong việc phát triển phôi từ rất sớm trong thời kỳ mang thai", tiến sĩ Chavarro cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Trồng cam “siêu phẩm” bằng phân bón là đậu tương xay mịn rồi ngâm ủ hay dùng chanh đào ngâm mật ong 6 tháng pha với chế phẩm sinh học để trị sâu bệnh
Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to
Thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ cao khiến gia súc giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh khiến năng suất giảm sút. Nông dân cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật