Tăng năng suất chăn nuôi mùa nóng bằng kỹ thuật phòng bệnh khoa học
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ cao khiến gia súc giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh khiến năng suất giảm sút. Nông dân cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để phòng bệnh cho gia súc mùa nóng giúp đẩy mạnh năng suất.
Thường xuyên vệ sinh, khử độc, tiêu trùng chuồng trại trong mùa nóng để tăng năng suất chăn nuôi. Ảnh minh họa
Nông dân cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để phòng bệnh cho gia súc mùa nóng giúp đẩy mạnh năng suất như: tăng cường thức ăn xanh, rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin; tăng cường chất đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần ăn cho gia súc. Cùng với đó, cần đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh (trâu, bò từ 15 – 35kg/con/ngày) và bổ sung thức ăn tinh (1 – 2,5kg/con/ngày). Riêng đối với bò sữa, lượng thức ăn tinh bổ sung theo năng suất sữa.
Vào những đợt nắng nóng kéo dài, bà con nên thực hiện chế độ chuyển bữa ăn của gia súc từ ban ngày sang ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc uống, tốt nhất là nên lắp hệ thống nước uống tự động để luôn cung cấp đủ nước sạch cho gia súc. Bên cạnh đó, bà con nên tắm, chải cho gia súc 2 – 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể. Chú ý đối với bò sữa nên tắm trước hoặc sau khi vắt sữa 2 – 3 giờ.
Thời gian chăn thả gia súc: Buổi sáng từ 6 – 9 giờ, buổi chiều từ 16 – 18 giờ. Bà con cần chú ý không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài, không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt, nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát, theo thông tin từ Sở KHCN Hải Dương.
Công tác tiêm phòng vác xin: đảm bảo tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của Chi cục thú y. Một số vác xin cần tiêm: đối với trâu bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, đối với lợn tiêm phòng 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu lợn, dịch tả lợn), bệnh tai xanh, lở mồm long móng; với lợn nái tiêm thêm vắcxin leptospira, suyễn lơn; với lợn con tiêm Ecoli.
Đối với đàn gia cầm (gà tiêm vac xin Newcastle, Gumboro, Cúm; thủy cầm tiêm Cúm, Dịch tả). Đối với gia súc, gia cầm chưa thực hiện tiêm phòng các loại bệnh theo quy định của Bộ NN&PTNT vụ Thu Đông năm 2014 thì phải thực hiện tiêm bổ sung.
Thực hiện thường xuyên biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, khu chăn thả cụ thể như sau: thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 - 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Benkocid, Han-Iodine, Five-Iodine, RTD-Iodine,... diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh.
Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ nuôi ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư nên có hệ thống biogas để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng như môi trường công cộng, theo thông tin từ Sở NN và PTNT tỉnh Ninh Bình.
Có thể bạn quan tâm
Để triển khai mô hình đạt hiệu quả, ngành chăn nuôi và thú y hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi vịt biển thịt thương phẩm cho các hộ chăn nuôi.
Trồng cam “siêu phẩm” bằng phân bón là đậu tương xay mịn rồi ngâm ủ hay dùng chanh đào ngâm mật ong 6 tháng pha với chế phẩm sinh học để trị sâu bệnh
Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to