Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Đu đủ xen tiêu mang lại hiệu quả kép

Đu đủ xen tiêu mang lại hiệu quả kép
Tác giả: Phú Lộc
Ngày đăng: 28/07/2017

Đông Nam bộ có diện tích cây hồ tiêu rất lớn. Những năm trở lại đây, sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến áp lực bệnh gia tăng, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị và năng suất hồ tiêu.

Trồng xen canh đu đủ và tiêu vừa tận dụng được khoảng đất trống lúc cây tiêu còn nhỏ, lại vừa có nguồn thu nhập để đầu tư cây tiêu phát triển

Từ đó, đòi hỏi người trồng tiêu phải gia tăng đầu tư nhằm hạn chế suy giảm năng suất dưới áp lực của bệnh hại. Tuy nhiên, từ khi trồng đến khi thu hoạch cây tiêu phải mất gần ba năm nên để đất trống thời gian rất dài, gây lãng phí và có khi đẩy người trồng tiêu vào thế bấp bênh.

Vì vậy, việc tìm một loại cây trồng nhằm hạn chế lãng phí đất, nhưng dễ trồng, mang lại thu nhập cho người nông dân trong thời gian chờ có thu nhập từ cây tiêu, tạo thu nhập “kép” là điều rất cần thiết mà nhiều bà con nông dân ở khu vực Đông Nam bộ mong đợi.

Trước thực trạng đó, mô hình trồng tiêu xen đu đủ ruột vàng đã được Cty TNHH East West seed (Hai mũi tên đỏ) nghiên cứu và thử nghiệm trên các mô hình từ năm 2014 đến nay. Sau 1 - 2 năm đánh giá mô hình đã cho kết quả rất khả quan và đang được nhân rộng trên địa bàn các tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...

Anh Nguyễn Văn Nam ở xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai trồng 1ha tiêu. Khi cây tiêu ở năm thứ 2 thì anh Nam trồng xen 1.000 cây đu đủ Sinta của Hai mũi tên đỏ. Cây đu đủ sau 3 tháng được cho đã tạo tán và trở thành cây tạo bóng mát che phủ cho cây tiêu bên dưới, giúp giảm diện tích cây tiêu chết héo vì nắng. Nhờ vậy, khả năng phát triển cây tiêu ổn định hơn. Sau trồng 7 tháng, cây đu đủ bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài hơn 1 năm, năng suất trung bình đạt 70 - 100 kg/cây, với giá bán thương lái ký kết thu mua ban đầu là 4.000 đ/kg, gia đình anh Nam có thêm thu nhập hơn 300 triệu đồng từ cây đu đủ. Với mô hình này, sau khi trừ chi phí, thu nhập từ cây đu đủ của anh đạt hơn 250 triệu đồng, đây là giá trị cộng thêm đáng kể cho vườn tiêu chuẩn bị vào vụ khai thác.

Tương tự, anh Phạm Văn Thuận ở xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu đưa 2ha cây tiêu trồng xen với 2.000 cây đu đủ Sinta. Sau 1 năm rưỡi chăm sóc và thu hoạch, đu đủ mang lại cho anh thu nhập hơn 400 triệu đồng.

Anh Thuận cho biết bên cạnh tận dụng khoảng đất trống khi cây tiêu còn nhỏ để trồng đu đủ, giống Sinta còn kháng được virus rất tốt nên trái đẹp, thương lái ưa chuộng, giá bán cao hơn các giống đu đủ khác trên thị trường. Đặc biệt, việc sử dụng chung thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giữa cây đu đủ và hồ tiêu cũng giúp anh Nam tiết kiệm một phần nào chi phí và công chăm sóc.

“Mô hình đu đủ xen tiêu bằng giống đu đủ Sinta đã được kiểm chứng và cho hiệu quả kinh tế rõ rệt, thu nhập có thể đạt được từ 200 - 400 triệu đồng/ha trong 2 năm đầu. Nông dân có được giá trị đáng kể trên diện tích trồng hồ tiêu ở giai đoạn trước khai thác. Bên cạnh đó, sự xen canh cây đu đủ với cây tiêu còn tạo được sự tương hỗ trong quần thể ruộng tiêu giúp giảm áp lực bệnh hại cũng như tiết kiệm được chi phí phân bón và nước tưới” - Th.S Trần Đình Thường, đại diện Cty Hai mũi tên đỏ khu vực Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh lép vàng hại lúa Bệnh lép vàng hại lúa

Ngày nay, điều kiện thời tiết thất thường đã làm vi khuẩn hại lúa không ngừng sinh sôi, kéo theo đó là vấn đề bệnh hại cũng diễn ra ngày một phổ biến, nguy hiểm

28/07/2017
Nghịch lý 'tài sản nhỏ bảo lãnh tài sản lớn' khi vay vốn phát triển nông nghiệp Nghịch lý 'tài sản nhỏ bảo lãnh tài sản lớn' khi vay vốn phát triển nông nghiệp

Có một thực trạng tồn tại trong hoạt động tín dụng nông nghiệp nhiều năm qua là các tài sản trên đất dù có giá trị lớn đến đâu cũng chỉ mang tính chất tham khảo

28/07/2017
Giải pháp nâng giá trị ngô thương phẩm cho Sơn La Giải pháp nâng giá trị ngô thương phẩm cho Sơn La

Ngô là cây trồng chủ lực mang lại kinh tế cho nông dân tỉnh Sơn La, trong đó sản xuất ngô lấy hạt sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi chiếm tới hơn 85%.

28/07/2017