Đồng Tháp Tập Trung Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 6.550ha. Trong đó, trên 621ha ao và 46.948m3 bè nuôi thủy sản bị nhiễm bệnh (chỉ riêng tháng 7 có hơn 112ha ao và 14.394m3 bè nuôi bị nhiễm bệnh, tăng 3.600m3 bè so với tháng trước).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, hiện đang vào thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài ký sinh và mầm bệnh phát triển. Các đối tượng thủy sản dễ nhiễm bệnh và hoặc tái phát một số bệnh ký sinh trùng, nấm, mủ gan, xuất huyết, phù đầu, thối mang, đen mang…
Qua thống kê, nắm tình hình dịch bệnh, các đơn vị chức năng đã hướng dẫn và điều trị bệnh thủy sản cho 282 hộ nuôi với số lượng tổng đàn hơn 1.947 triệu con.
Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp tiếp tục tăng cường kiểm tra công tác quản lý giống thủy sản, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường tại các vùng nuôi thủy sản tập trung. Đồng thời, kiểm tra chứng chỉ hành nghề của các đối tượng làm dịch vụ điều trị bệnh thủy sản và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

Cá diêu hồng còn gọi là rô phi đỏ, là loài khá dễ nuôi và cho năng suất cao khi được nuôi trong lồng bè. Mặc dù trong mùa đông, thời tiết lạnh tại miền Bắc có thể làm cá chậm tăng trưởng, nhưng với thời gian nuôi ngắn- khoảng 5 tháng, thì đây vẫn là hướng phát triển thủy sản tiềm năng.

Hơn 3 năm gắn bó với nghề ương, vèo cua giống, anh Đoàn Văn Tuyên đã tạo lập uy tín, khẳng định “thương hiệu” cho chính mình và Tổ hợp tác (THT) ương, vèo cua giống ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.

Phong trào nuôi lươn đồng ở Bình Định đang phát triển mạnh. Do địa phương này chưa SX được lươn giống nên nông dân phải mua giống từ các tỉnh miền Tây Nam bộ với chất lượng rất bấp bênh. Xuất phát từ thực tế này, ngành chức năng ở Bình Định đã tổ chức nuôi thử nghiệm lươn giống thành công.

Hỗ trợ chi phí bảo hiểm thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ là chính sách nhằm giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển phát triển hoạt động nghề cá trên biển. Nhằm tạo thuận lợi trong việc triển khai Nghị định này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm phát triển thủy sản.