Đồng Nai thành lập Khu Công nghệ cao về sinh học
Theo Văn phòng Chính phủ, Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai có chức năng nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Nơi đây cũng đào tạo nhân lực, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
UBND tỉnh có trách nhiệm phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Quy chế hoạt động của khu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định; ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và phát triển khu.
Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh được giao chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết Khu Công nghệ cao này; chỉ đạo việc đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý nhà nước đối với Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo thành lập Ban Quản lý và bổ nhiệm Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai; sắp xếp và bố trí nhân lực Ban Quản lý phù hợp trên cơ sở điều chỉnh nhân sự nội bộ, không tăng tổng biên chế.
Vào tháng 6-2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Cụ thể đến năm 2030 sẽ thành lập mới một số khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác.
Mục tiêu là nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong cả nước.
Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng quyết định thành lập các khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đầu tư xây dựng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nhất là nguồn vốn để triển khai gồm: Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (Hà Nội); Khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai (Đồng Nai) và Khu công nghệ cao Ascendas-Protrade (Bình Dương).
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con nông dân xã Phước Hưng (An Phú, An Giang) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những mô hình giúp nông dân nguồn có thu nhập cao và ổn định là trồng củ sắn lấy hạt.
Những trận mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái oi bức của nắng hạn do biến đổi khí hậu. Nhiều nơi, nông dân bắt đầu cải tạo đất chuẩn bị xuống giống lúa hè thu. Tuy nhiên, để cải tạo diện tích đất nhiễm mặn không phải là chuyện dễ dàng.
Mô hình trồng thử nghiệm giống cỏ Cực Đông số 6 được huyện Như Thanh (Thanh Hóa) triển khai thực hiện từ vụ đông năm 2015 tại các xã Hải Long, thị trấn Bến Sung, Yên Thọ và Phúc Đường.