Đồng bào Ca Dong hiến đất làm đẹp bản làng
“Làng được, mình cũng lợi”
Trong ngôi nhà nằm ngay bên tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn đi qua thôn Tang, xã Sơn Bua, sau giây phút ngập ngừng vì ít khi trò chuyện với “cán bộ dưới xuôi”, anh Đinh Văn Rối (sinh 1986, người dân tộc Cà Dong), kể: “Ngoài vị trí đất đang làm nhà ở, nằm đối diện và ngay sát mặt đường phía bên kia là mảnh đất rộng hơn 500m2 của gia đình tôi sử dụng để sản xuất từ nhiều năm qua”.
Do nơi này đất khá bằng phẳng, lại nằm ở vị trí thuận lợi nên cách đây hơn 1 năm, khi nghe cán bộ xã Sơn Bua “hỏi xin” 200m2 để làm điểm trường học mầm non cho lũ trẻ trong làng, anh Rối đã đồng ý. Bởi lẽ theo anh: “Việc xây trường ở đây không chỉ cho lũ trẻ trong làng, mà con mình đi học cũng gần”.
Tuy giá trị đất nơi đây chưa đến mức tiền trăm triệu, hay tỷ đồng như ở đồng bằng, trung tâm huyện, thế nhưng với vị trí nằm ngay mặt tiền đường Trường Sơn Đông, gần khu dân cư thì trị giá “bèo” lắm cũng 30-50 triệu đồng/lô (100m2). Với 200m2 đã hiến để làm phòng học, nếu bán cũng gần cả trăm triệu đồng, một khoản tiền không hề nhỏ so với tài sản hiện có của gia đình anh Rối và nhiều gia đình đồng bào Ca Dong ở đây.
Từ số diện tích đất mà các hộ dân Sơn Bua hiến tặng, những con đường bê tông liên thôn, xã, huyện đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ; thay cho những con đường đất gập ghềnh, lầy lội mỗi khi mùa mưa đến.
Không dừng lại ở số diện tích đã hiến, cũng vì vị trí đất bằng phẳng trong khu vực này khá hiếm nên vừa rồi UBND xã Sơn Bua lại tiếp tục đến vận động, và anh Rối cũng đã đồng ý “cho” thêm 200m2 của mảnh đất này để xây nhà văn hóa thôn.
Khi tư tưởng người dân thông suốt
Không riêng gì anh Rối, trong danh sách 46 cá nhân, hộ gia đình mà chính quyền Sơn Tây đề nghị UBND tỉnh khen thưởng vì đã hiến đất để xây dựng các công trình đường giao thông nội vùng trong năm 2015 vừa qua, thì xã Sơn Bua chiếm tỷ lệ đến gần 80% tổng số hộ, cá nhân. Trong đó nhiều trường hợp hiến với diện tích khá lớn, như: Ông Đinh Văn Khoan hiến gần 2.800m2, ông Đinh Văn Cảnh gần 2.300m2; ông Đinh Văn Sơn và Đinh Văn Điều trên 1.400m2...
Từ số diện tích đất mà các hộ dân Sơn Bua hiến tặng, những con đường bê tông liên thôn, xã, huyện đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ; thay cho những con đường đất gập ghềnh, lầy lội mỗi khi mùa mưa đến.
Trò chuyện với phóng viên báo NTNN, ông Đinh Quang Ven - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây tâm sự: “Từ sự tích cực vận động của các cấp ngành địa phương, tư tưởng của người dân được thông suốt. Nhờ vậy mà việc hiến đất để làm các công trình đường giao thông, trường học, nhà văn hóa... ở Sơn Bua nói riêng và các địa phương khác của huyện nói chung đạt được nhiều kết quả. Qua đó góp phần đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng NTM ở Sơn Tây”.
Có thể bạn quan tâm
Đó là phương châm, mục đích và cũng là bí quyết làm việc hiệu quả của anh Nguyễn Văn Phú - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang (Hà Giang). Gần 10 năm làm thủ lĩnh ND, anh Phú luôn nhận được sự ủng hộ, yêu mến, tin tưởng của hội viên, ND toàn xã.
Cả ngành nông nghiệp Nga như bừng tỉnh trước cơ hội hiếm có, khi hàng nông sản nhập khẩu biến mất. Nông dân được quan tâm, nhiều nhà đầu tư quyết định đổ tiền vào. Nga đang tìm lại được động lực phát triển và sẵn sàng hướng tới vị trí của một siêu cường nông nghiệp.
Hơn 2 tháng nay giá heo con trên địa bàn tỉnh Phú Yên bất ngờ tăng mạnh do thương lái thu gom xuất sang Trung Quốc.