Đòn bẩy giúp chăn nuôi bền vững
Trong khi đó, sản phẩm làm ra giá “quá bèo”.
Để tồn tại, không ít chủ trang trại đã phải nay đây mai đó tìm “thuốc đặc trị”.
Và một trong những giải pháp giảm chi phí trong chăn nuôi là dùng khí sinh học biogas chạy máy phát điện.
Lợi ích từ nguồn năng lượng tái tạo
Điển hình áp dụng thành công dùng khí sinh học biogas chạy máy phát điện là trại nuôi heo của hộ ông Phùng Văn Bộ ở ấp Tằng Hách, xã An Phú (Hớn Quản - Bình Phước).
Được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương) hỗ trợ hơn 200 triệu đồng từ chính sách khuyến công về tiết kiệm năng lượng, ông Bộ đã bỏ ra hơn 600 triệu đồng đầu tư chạy máy phát điện dùng khí sinh học biogas.
Nhờ đó, gia đình ông chủ động nguồn điện phục vụ chăn nuôi, sinh hoạt và giảm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường.
Với cách làm này, mỗi tháng gia đình ông tiết kiệm hơn 16 triệu đồng so với trước.
Nguồn điện tái tạo tại chỗ giúp anh Trần Quốc Tuấn, ấp Suối Da, xã Tân Hưng (Đồng Phú) chủ động chăn nuôi heo
Sau khi tham quan thực tế, đầu năm 2014, hộ chị Trần Thị Duyến ở ấp 1, xã Tiến Hưng (Đồng Xoài) đã đầu tư 700 triệu đồng (trong đó trung tâm hỗ trợ 201 triệu đồng) xây dựng hệ thống hầm biogas và mua máy phát điện chạy bằng khí sinh học nhằm tận dụng nguồn phế thải từ trại nuôi heo.
Với cách làm này, hằng năm chị tiết kiệm gần 87 triệu đồng tiền xăng, dầu, gas.
Quan trọng nhất, nguồn năng lượng tái tạo này đã giúp sưởi ấm đàn heo con, tránh xảy ra sự cố, hao hụt trong chăn nuôi.
Ngoài ra, sử dụng khí sinh học biogas chạy máy phát điện đang là giải pháp tối ưu đối với những hộ chăn nuôi ở khu vực chưa có điện lưới quốc gia hay giảm nguồn kinh phí đầu tư đối với nơi xa đường điện.
Chăn nuôi bền vững
Những năm qua, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, chăn nuôi ở Bình Phước chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Vì vậy phải tìm lối đi mới có hướng phát triển.
Từ chính sách của Nhà nước về khuyến khích nghiên cứu, sử dụng năng lượng tái tạo cùng với nhu cầu thực tế tại địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/QĐ-UBND, ngày 7-1-2014, phê duyệt Đề án sử dụng khí sinh học biogas chạy máy phát điện trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2013 - 2015;
Quyết định số 1724/QĐ-UBND, ngày 19-6-2009, phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015.
Đây chính là điều kiện, chính sách khuyến khích sử dụng khí sinh học chạy máy phát điện trong trại chăn nuôi, thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng và hướng đến chăn nuôi bền vững.
Trung tâm khuyến công đã phối hợp với các huyện, thị xã điều tra khảo sát 300 doanh nghiệp, cơ sở, trang trại chăn nuôi, trong đó nhiều nhất là huyện Hớn Quản với 110 trang trại.
Trong tổng 300 trang trại, chỉ có 68 trang trại xây dựng hệ thống hầm ủ biogas và có 8 công trình sử dụng biogas chạy máy phát điện, chiếm 2,67%.
Điều đó cho thấy, do chưa được tư vấn về công nghệ, kỹ thuật nên chi phí đầu tư xây dựng còn cao; việc lắp đặt, vận hành chạy máy phát điện sử dụng biogas chưa thực sự đạt hiệu quả.
Thậm chí một số trang trại đã lắp đặt nhưng không sử dụng do chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Ông Nguyễn Thanh Tường, Phó giám đốc trung tâm cho biết: Để triển khai việc sử dụng khí biogas chạy máy phát điện rộng rãi cho các trang trại chăn nuôi, trung tâm đã mở 4 cuộc hội thảo giới thiệu công nghệ và xây dựng mô hình thí điểm trình diễn cho nông dân học tập tại trang trại chăn nuôi phân bố ở các huyện, thị xã.
Đến nay, từ vốn ngân sách trung ương và địa phương, trung tâm đã xây dựng 4 mô hình trình diễn, đồng thời hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị cho 9 trang trại chăn nuôi và tư vấn cho 8 trại nuôi...
Những trang trại sau khi được tư vấn và hỗ trợ kinh phí đã đầu tư thực hiện mô hình này và đang hoạt động ổn định, mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực.
Mỗi trang trại chăn nuôi ước bình quân tiết kiệm khoảng 100 triệu đồng/năm.
Thời gian này, trung tâm đang tích cực lựa chọn và hỗ trợ xây dựng các mô hình sử dụng biogas chạy máy phát điện nhằm mở rộng trang trại ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, hướng đến chăn nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa có bài viết nhìn lại 5 năm thực hiện nghị quyết về vấn đề “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (tam nông).
Trại sản xuất cua giống của anh Trần Văn Ẩn ở ấp An Bình xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đã cho đẻ thành công cua giống nhân tạo bằng quy trình vi sinh. Đầu năm nay, với quy mô 20 bể xi măng và 25 bể composit, tổng dung tích 105m3 bể ươm, anh bắt tay vào sản xuất cua giống bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo theo quy trình sinh học.
Dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa giảm được giá thành sản phẩm.
Trên màn ảnh truyền hình, nhiều bà con ngỡ ngàng khi thấy dân Quảng Ngãi trồng củ cải quá tốt. Có những củ to như bắp tay, dài mấy chục centimét, trắng nõn, lá mượt xanh.
Được Quỹ Hỗ trợ nông dân (ND) cho vay vốn, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội đã có điều kiện mở rộng diện tích, cải tạo ao, mua thêm cá giống về nuôi...