Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Đời Nhờ Bưởi Da Xanh

Đổi Đời Nhờ Bưởi Da Xanh
Ngày đăng: 28/11/2014

Đó là trường hợp của ông Trần Văn Hai, ở ấp Bình An, xã Long Bình, huyện Long Mỹ sau khi chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh.

Người tiên phong

Gia đình ông Hai có 1,3ha đất ruộng nhưng do giá cả, thị trường lúa hàng hóa bấp bênh nên gia đình thường “thiếu trước hụt sau”, lại phải chăm lo cho 3 người con ăn học. Do đó, khát vọng làm giàu trên chính “mảnh vườn, thửa ruộng” của mình luôn thôi thúc trong ông. Thế là năm 2006, ông Hai tự nguyện tham gia làm hội viên Hội Nông dân với mong muốn học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm thay đổi kinh tế gia đình.

Cùng năm đó, ông được Hội Nông dân tạo điều kiện đi tham quan hội chợ nông nghiệp ở TP.Cần Thơ. Tại đây, ông có dịp giao lưu, tư vấn kỹ thuật canh tác các loại vật nuôi, cây trồng có hiệu quả, trong đó có cây bưởi da xanh từ các nhà khoa học.

Có một số kiến thức cơ bản trong tay, ông Hai đã quyết định cải tạo đất lúa chuyển sang trồng bưởi da xanh, cho dù vào thời điểm đó, trên địa bàn xã chưa ai dám trồng loại cây trồng xa lạ này.

Ông Hai kể: “Sau khi nghe các nhà khoa học giới thiệu và hướng dẫn phương thức thực hiện mô hình, tôi cảm thấy tò mò về giống bưởi vỏ xanh, ruột đỏ lại không có hạt và quyết định “làm liều” một phen bằng cách mua cây giống từ tỉnh Bến Tre về trồng thử”. Nói là làm liều nhưng thực ra, ông Hai cũng đã có sự tính toán một cách khoa học từ trước cho kế hoạch chuyển đổi cây trồng của gia đình mình.

Ông Hai cho biết: “Ban đầu, tôi lên liếp 4 công đất ruộng gần nhà để trồng 200 cây bưởi da xanh, dưới mương vườn nuôi cá và tận dụng đất trống giữa các gốc bưởi để trồng rau màu nhằm “lấy ngắn nuôi dài”. Nghĩa là, lợi nhuận thu hoạch từ rau màu, cá được dùng một phần để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc vườn bưởi”. Sau 3 năm, vườn bưởi da xanh bắt đầu cho trái.

Nhất là, trong quá trình chăm sóc vườn cây, ông Hai còn chịu khó đến các vườn bưởi Năm Roi ở huyện Châu Thành để tiếp cận thêm kỹ thuật bón phân, tỉa cành, giữ trái… Nhờ vậy mà lợi nhuận mang lại hàng năm cho gia đình ông luôn duy trì ở mức cao.

Hưởng trái ngọt

Hiện ông Hai đang ra sức chăm sóc trái trong vườn và hứa hẹn sẽ cho năng suất và lợi nhuận từ bằng đến cao hơn mùa bưởi của năm vừa qua.

Theo ông Hai, giá bưởi da xanh thường được thương lái thu mua tại vườn từ 30.000-35.000 đồng/kg. Mức giá này có lúc cao gấp đôi so với bưởi Năm Roi, trong khi công chăm sóc, kỹ thuật canh tác cũng như các loại cây có múi khác. Ông Hai khẳng định: “Đến nay, cây bưởi da xanh đã hoàn toàn cho thấy có khả năng thích ứng với vùng đất nơi đây. Tới mùa thu hoạch, thương lái khắp nơi đến đặt hàng rồi đóng thùng để vận chuyển bưởi đi tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội”.

Lợi nhuận cao từ vườn bưởi da xanh và các mô hình nuôi trồng hiệu quả khác đã giúp đời sống kinh tế gia đình ông Trần Văn Hai thay đổi rõ rệt. Ngoài căn nhà khang trang, ông đã lo cho cả 3 người con ăn học thành tài và đầu tư mở rộng diện tích vườn bưởi được thêm 1 công đất so với ban đầu.

Bên cạnh đó, ông Hai cũng nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội hữu ích như vận động người dân góp sức để sửa chữa cầu, đường hư hỏng, thậm chí là hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh cho người dân địa phương... Ông Hai chia sẻ: “Mình phấn đấu làm giàu thành công là một chuyện. Còn giúp cho nhiều người có ý chí vươn lên thoát nghèo là chuyện ý nghĩa và cần nên làm”.

Theo ông Nguyễn Hồng Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Bình, từ vườn bưởi da xanh đầu tiên của ông Trần Văn Hai, đến nay trên địa bàn xã đã có gần 10 hộ trồng bưởi da xanh.

Dự kiến, thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ, tiến tới hình thành hợp tác xã trồng bưởi da xanh để các hộ dân được hỗ trợ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng bưởi, góp phần mang lại thu nhập cao hơn cho các nhà vườn. Đặc biệt là góp phần đồng hành cùng tiến trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng hiệu quả và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Chỉ tính trong vòng 3 năm trở lại đây, lợi nhuận và năng suất vườn bưởi da xanh của ông Trần Văn Hai luôn tăng dần qua từng năm. Cụ thể, năm 2011, ông thu hoạch được 4,5 tấn bưởi và có lợi nhuận 100 triệu đồng; sang năm 2012, tăng lên 6 tấn và lợi nhuận thu về được 140 triệu đồng; đến năm 2013 thì sản lượng tăng lên 7 tấn, giá bán cũng tăng đến 35.000 đồng/kg nên lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Chưa kể là các mô hình nuôi cá, trồng rau màu và làm ruộng cũng mang lại cho ông Hai gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Nguồn bài viết: http://baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18324A/Doi_doi_nho_buoi_da_xanh.aspx


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.

24/01/2015
Ninh Thuận Kỳ Tích Mới Ở “Thủ Phủ” Tôm Giống Ninh Thuận Kỳ Tích Mới Ở “Thủ Phủ” Tôm Giống

Điều gì làm cho một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ được mệnh danh là xứ sở “thừa nắng” trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước? Câu trả lời đơn giản là tỉnh ta đã khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm để sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không sánh kịp.

26/01/2015
Diện Tích Nuôi Cá Tra Tăng Không Đáng Kể Diện Tích Nuôi Cá Tra Tăng Không Đáng Kể

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 102 cơ sở sản xuất cá tra giống, với sản lượng từ 25 - 28 tỉ con cá tra bột. Các địa phương có nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra bột như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang.

26/01/2015
Lào Cai Năm 2014, Sản Lượng Thủy Sản Đạt 5.700 Tấn Lào Cai Năm 2014, Sản Lượng Thủy Sản Đạt 5.700 Tấn

Đến hết năm 2014, diện tích mặt nước, ao nuôi thủy sản toàn tỉnh đã đạt 1.875 ha, tăng 59 ha so với năm 2013, thủy sản Lào Cai không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra một số địa phương lân cận như Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái... Cùng với mở rộng diện tích, người nuôi thủy sản đã chú trọng chuyển đổi hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh...

26/01/2015
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Kết Hợp Với Tôm Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Kết Hợp Với Tôm

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.

26/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.