Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Độc đáo chả cá thanh long

Độc đáo chả cá thanh long
Tác giả: Mã Phương
Ngày đăng: 25/04/2020

Trải qua nhiều thử nghiệm, chị Nguyễn Thu Hồng - Giám đốc Nghiên cứu Công ty Cổ phần Thực phẩm Cam Ranh (Carafoods) đã thành công khi dùng thanh long ruột đỏ kết hợp với cá biển để tạo ra món chả cá độc đáo.

Thành phẩm chả cá thanh long vừa ra lò.

Món chả cá mang vị lạ

Khi chúng tôi đến, chị Hồng đang kiểm tra từng thanh chả cá thanh long vừa được làm ra tại khu nhà xưởng ở Khu Công nghiệp Suối Dầu. Chị cho biết, lâu nay chị chỉ sản xuất chả cá. Tháng trước, thấy một doanh nhân tại TP. Hồ Chí Minh đã “giải cứu” nông dân bằng cách làm bánh mì thanh long, chị nảy sinh ý tưởng làm chả cá thanh long.

Thoạt đầu, hai thứ đó trộn với nhau tạo nên mùi rất lạ và tanh. Thử nghiệm rất nhiều lần nhưng sản phẩm vẫn “chẳng ăn nhập” gì với nhau và liên tiếp thất bại nên mọi người khuyên chị bỏ ý định. Vậy nhưng, chị vẫn kiên nhẫn làm lại từ đầu, tìm đủ cách cho ra sản phẩm, rồi đi nhờ từng người thử, nhận xét về loại chả cá mới để đúc rút kinh nghiệm. Nghiền ngẫm lý do sau những lần thất bại, chị thử dùng phương pháp cách nhiệt thanh long để loại enzyme và một số chất không phù hợp để giữ độ dai rồi mang đi xay mịn. Sau đó, trộn với cá đã xay để quết, tạo hình cho chả với tỷ lệ từ 20% đến 40% thanh long, tùy theo loại sản phẩm. Cuối cùng, khi những khiếm khuyết đã được khắc phục, chả cá thanh long đã thành công khi có màu đỏ tươi, mùi thơm và cho vị rất ngon.

Chả cá thanh long do công ty chị Hồng làm ra có 2 loại chiên và hấp. Để đảm bảo độ dai của chả cá và độ bùi của thanh long, chị tìm được tỷ lệ lý tưởng. Đối với chả cá hấp thì tỷ lệ là 1kg thanh long/5 - 6kg thịt cá; đối với chả cá chiên, tỷ lệ thanh long cao hơn một ít. Thời gian để hoàn thành sản phẩm cũng lâu gấp 5 lần sản phẩm chả cá khác của công ty. Mặt hàng chả cá thanh long ra đời và bước đầu được thị trường tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đón nhận. Đã có những khách hàng khen ngợi và liên tục đặt hàng.

Công nhân phủ chả cá trộn thanh long lên khuôn gỗ.

Ước mơ đưa chả cá thành thương hiệu quốc gia

Chị Hồng cho biết, theo đuổi hướng đi phát triển dòng sản phẩm cao cấp nên tất cả những công đoạn sản xuất đều phải làm bằng tay, rất kỳ công, vì vậy mỗi ngày công ty chị chỉ có thể làm được từ 10 - 20kg chả cá thanh long.

Chị Phạm Hồng Hạnh (TP. Nha Trang) - khách hàng đã sử dụng sản phẩm chả cá của chị Hồng nhiều năm cho biết, thoạt đầu vì tò mò nên chị đặt ăn thử. Sau khi dùng chả cá thanh long, mọi người trong gia đình chị rất thích vì có màu sắc rất tự nhiên, vị rất lạ, có độ bùi, ngọt và thơm của thanh long nên chị đã giới thiệu cho người bà con ở TP. Biên Hòa làm đại lý các dòng chả cá từ công ty chị Hồng và bán khá chạy.

Hiện tại, một miếng chả cá 2 da phủ thanh long loại 130g có giá 120.000 đồng, tương đương khoảng 900.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do mới ra mắt, đang trong giai đoạn tiếp thị đến người tiêu dùng nên giá của sản phẩm đang được công ty khuyến mãi còn 85.000 đồng/miếng. “Nếu so sánh với chả cá sản suất theo quy trình tương tự tại Nhật Bản thì giá chả cá thanh long rẻ hơn 8 - 9 lần”, chị Hồng khẳng định.

Được biết, 7 năm trước, chị Hồng là một trong những người sang Nhật Bản học và thành công với sản phẩm chả cá Nhật làm từ nguyên liệu của Việt Nam. Năm 2013, chị trở về nước, tiếp tục theo nghề và xây dựng hình ảnh chá cá Việt Nam. Với những nỗ lực không ngừng, chị vinh dự nhận giải «Nữ sáng lập xuất sắc nhất» tại cuộc thi Start up wheel 2016 toàn quốc. Từ đó đến nay, chị Hồng vẫn theo đuổi giấc mơ đưa chả cá lên thành thương hiệu quốc gia. Dù con đường phía trước còn lắm gian truân nhưng hy vọng với sự quyết tâm, chị sẽ đạt được mong muốn của mình.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp khắc phục bệnh vàng cao do ngộ độc phèn nhôm Giải pháp khắc phục bệnh vàng cao do ngộ độc phèn nhôm

“Không có rầy nâu lấy đâu ra bệnh vàng lùn!” - Phản ứng chung của nhà nông ĐBSCL khi đứng trước chân ruộng giai đoạn đẻ nhánh bị vàng lá chết cây đến nhót ruột.

23/04/2020
Giống đậu tương Đ9 kháng gỉ sắt Giống đậu tương Đ9 kháng gỉ sắt

Đậu tương Đ9 đã được Bộ NN-PTNT công nhận, cho sản xuất thử tại quyết định số 337/QĐ-TT-CLT ngày 16/10/2019.

23/04/2020
Biến chất thải thức ăn thành phân sinh học Biến chất thải thức ăn thành phân sinh học

“n trong 1” là hiệu quả tức thì của giải pháp này là vừa tạo ra phân bón, vừa giảm ô nhiễm môi trường do rác thải thực phẩm.

23/04/2020