DOC Công Bố Kết Quả Cuối Cùng Thuế CBPG Cá Tra Việt Nam Lần Thứ 9

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, mức thuế CBPG riêng rẽ của các công ty bị đơn bắt buộc và các công ty bị đơn tự nguyện đều giảm đáng kể so với mức thuế sơ bộ đã công bố hồi đầu tháng 9/2013.
Cụ thể mức thuế suất đối với sản phẩm của 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và công ty Cổ phần Hùng Vương lần lượt là 0,03 USD/kg và 1,2 USD/kg. 23 doanh nghiệp bị đơn tự nguyện khác sẽ chịu mức thuế là 0,42 USD/kg. Mức thuế suất chung toàn quốc là 2,11 USD/kg.
Kết quả rà soát đối với các công ty mới xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn này là mức thuế tối thiểu 0,24%.
Mức thuế này sẽ chính thức thực hiện từ ngày Quyết định được đăng Công báo Liên bang.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 30/7, tại Quảng Ngãi, Công ty CP Thiết bị hàng hải Mecom tổ chức hội thảo và giới thiệu sản phẩm máy dò quét kỹ thuật số Koden KDS-6000BB và một số thiết bị điện tử hàng hải dành cho tàu cá.

Cánh đồng mẫu lớn đang được kêu gọi thực hiện với con tôm nhằm mang lại kết quả tối đa cho “mũi nhọn” của ngành thủy sản. Để mô hình đạt hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp phải là chủ lực.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi khẳng định, không thể có gà nhập từ Mỹ giá chỉ 20 nghìn đồng/kg và Việt Nam không nhập thịt gà về làm thức ăn chăn nuôi. Các chuyên gia cho rằng, để kiện phía Mỹ về chống bán phá giá, không chỉ nói là xong, mà phải chuẩn bị và điều tra rất kỹ lưỡng.

10 triệu nông dân Việt Nam (VN) đang sống nhờ chăn nuôi. Tuy nhiên trên 50% số sản phẩm chăn nuôi là theo quy mô nông hộ. Nếu TPP được ký kết, chăn nuôi sẽ là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất.

Trong thời gian qua, giá cá tra thương phẩm tại Đồng Tháp và An Giang liên tục sụt giảm khiến người nuôi thua lỗ, kéo theo các cơ sở sản xuất cá tra giống cũng gặp không ít khó khăn.