Đỏ mắt tìm mua cua đồng
Cua đồng - món ăn tưởng chừng như chỉ phục vụ cho người nghèo ở nông thôn hàng chục năm trước- nhưng thời gian gần đây lại liên tục sốt giá ở ĐBSCL. Hiện tại, giá cua đồng thịt được bán từ 40.000 - 50.000 đồng/kg; cua đồng xay có giá từ 60.000 - 75.000 đồng/kg. Trong khi đó, càng cua đồng bán ngoài chợ đã tăng lên từ 200.000 - 300.000 đồng/kg, tùy theo độ lớn nhỏ.
Giá cua đồng tăng mạnh nhưng nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Anh Bùi Văn Tường, một nông dân ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), cho biết mỗi ngày anh ra đồng móc được khoảng 3 kg cua đồng đem bán tại vựa cho các thương lái cũng kiếm được trên 100.000 đồng.
“Hàng chục năm trước, cua đồng ở đất Hậu Giang nhiều vô số kể nhưng chỉ có những nhà nghèo mới bắt về làm thức ăn; còn nhà khá giả thì coi cua đồng như thứ bỏ đi. Gần đây, do bà con trồng lúa sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên cua, cá bị tiêu diệt từ… trong trứng, dẫn đến khan hiếm, tăng giá là lẽ đương nhiên”- anh Tường khẳng định.
Theo bà Lý Thị Mỹ Hằng, một thương lái chuyên thu mua cua đồng và ốc bươu ở Hậu Giang, do mùa lũ ở ĐBSCL chưa về nên lượng cua đồng ngày càng khó tìm. Trước đây, mỗi ngày vựa của bà Hằng thu mua cả tấn cua đồng thịt, nhưng nay kiếm vài trăm ký/ngày là xem như thành công.
Cũng theo bà Hằng, do cua đồng tự nhiên khan hiếm nên thời gian gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã có sáng kiến nuôi cua đồng dưới ao hoặc trên cạn. Tuy nhiên, số hộ nuôi đạt yêu cầu rất ít, trong khi đó thời gian nuôi khoảng 8 tháng (thường bắt đầu nuôi từ tháng 8 Âm lịch) mới thu hoạch nên cua đồng nuôi cũng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của thị trường.
Hiện tại, tiểu thương ở các chợ sau khi thu mua cua đồng về sẽ lột mai, yếm và đem đi xay nhuyễn để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn bán bún riêu cua hoặc lẩu cua đồng. Trong khi đó, càng cua đồng sẽ đem đi phân phối cho các quán nhậu để chế biến thành các món: càng cua đồng rang me, càng cua đồng rang muối… Mỗi dĩa càng cua đồng (khoảng 200gram) có giá khoảng 80.000 - 100.000 đồng.
Related news

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014, vùng ĐBSCL có hơn 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, trên 4.000 hộ ương dưỡng với diện tích hơn 2.250ha, sản lượng sản xuất được hơn 2,0 tỷ con cá giống. Ngoài ra, tính đến nay, tổng số cá tra bố mẹ chất lượng cao do viện II cung cấp cho các tỉnh đạt 105.423 con tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao lên đến 22%, một số địa phương tỷ lệ thất thoát cao như Vĩnh Long, An Giang.

“Gà “tiến vua”có đôi chân rất to, sần sùi, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 4,5kg. Đây là giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thường được dùng để “tiến vua” ngày xưa” - ông Nguyễn Văn Bộ (ấp Hà Bao 1, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết.

Như tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, tình trạng sữa tươi sản xuất ra không tiêu thụ hết tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và một số địa phương khác đã khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Ngày 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã có buổi làm việc với các hộ sản xuất và DN để tìm hướng tháo gỡ. Đến nay, tình hình thu mua sữa đã bước đầu đi vào ổn định.

Đối với lúa vụ xuân 2015, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc chỉ đạo nông dân gieo mạ trà lúa xuân muộn xung quanh tiết Lập xuân (4/2) và cấy xong trong tháng 2/2015. Đối với lúa gieo thẳng tập trung gieo từ 10 - 25/2 (trước hoặc ngay sau Tết Âm lịch, tùy theo nhóm giống) để đảm bảo thời gian lúa trỗ thuận lợi nhất.

Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn diễn ra phổ biến, trong khi công tác quản lý việc sử dụng cũng như kinh doanh thuốc BVTV ở cơ sở còn rất hạn chế. Đó là những yếu kém được chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc về công tác BVTV do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 29/1.