Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng
Họ cùng nhau quyết tâm đưa vào chương trình những kỹ thuật mới nhằm phá vỡ những bế tắc về khan hiếm lực lượng lao động, chi phí đầu tư cao mà phần lợi nhuận lại ít ỏi.
Thế là với sự cổ vũ và bảo trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cũng như doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang, nhóm đã quyết định ứng dụng kỹ thuật gieo mạ để sử dụng máy cấy cũng như thu hoạch lúa bằng máy.
Nhóm 5 nông dân đã được tập huấn kỹ thuật liên hoàn bao gồm chỉ sử dụng 1 giống đặc sản, gieo cấy cùng một thời gian và áp dụng gói biện pháp kỹ thuật do các nhà cố vấn của Cty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn.
Nhóm cũng tự tay ghi chép tỷ mỉ các hoạt động đã được huấn luyện để tập tính toán kinh tế cho nay mai bước vào con đường làm ăn lớn.
Một đặc điểm khác là nhóm 5 nông dân thực hiện chương trình “Từ ruộng vườn đến trường quay” (RV-TQ) ở ngay trong khu vực của chương trình cánh đồng mẫu (CĐM) rộng 105 ha của tỉnh.
Và chính cánh đồng mẫu này lại là đối chứng của mô hình, không phải là đối chứng theo kỹ thuật tự phát của nông dân.
Cánh đồng mẫu cũng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phụ trách và cũng sử dụng 1 giống và loại Phân bón Đầu Trâu A1 và A2 của Cty Bình Điền để bón, chỉ khác nhau cơ bản là cánh đồng mẫu vẫn sử dụng phương pháp gieo sạ với lượng giống thay đổi từ 120 - 150 kg/ha.
Nhóm 5 nông dân thực hiện mô hình chưa làm đã thấy lợi. Đó là khi gieo mạ để cấy, họ chỉ tốn 50 kg giống là đủ cấy cho 1 ha lúa. Nếu tính cho 1 công chỉ mất 6,5 kg thóc.
Trong lúc nếu gieo sạ, tiết kiệm nhất cũng đã phải dùng đến 15,5 kg giống/công đất (120 kg/ha). Nhưng không ít bà con ta phải sạ đến 19 - 20 kg giống cho 1 công đất (150 kg/ha).
Hơn nữa cấy bằng máy cũng rất lợi công, nếu đất liền khoảnh thì mỗi máy cấy được 4 ha, trong lúc sạ bằng tay, nhanh lắm cũng chỉ được 1 ha mà không đủ lao động để thuê mướn.
Từ mô hình cho thấy nếu biết tổ chức liên kết giữa SX với cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời biết áp dụng kỹ thuật liên hoàn thì ngành trồng lúa vẫn có cơ tăng lợi nhuận gấp đôi so với tình trạng SX hiện nay, dù giá cả thị trường chưa mấy hấp dẫn. |
Ngoài ra những nông dân thực hiện mô hình được Cty Bình Điền hỗ trợ toàn bộ phân bón theo mức 4.870.000 đ/ha .So sánh hiệu quả giữa mô hình "Từ ruộng vườn đến trường quay" với mô hình CĐM:
Từ số liệu ở bảng trên cho thấy chương trình RV-TQ cùng sử dụng nguồn phân bón Đầu Trâu do Bình Điền cung cấp, nhưng nếu có được đội ngũ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tại ruộng, kết hợp sử dụng cơ giới hóa cho SX đã mang lại hiệu quả cao hơn so với chương trình CĐM.
Mô hình RV-TQ giảm chi phí đầu tư các khoản đến 9,9%. Nhưng năng suất lúa lại cao hơn CĐM đến 8,4%, giảm giá thành SX 35%, nhưng giá bán lại tăng 6%, dẫn đến tổng thu nhập tăng hơn khu CĐM là 7.081.000 đ/ha, lợi nhuận tăng 9.284.000 đ/ha.
Làm lúa theo mô hình RV-TQ có tiền lời cao hơn CĐM đến 19,3%. Lãi ròng đạt 63% chứ không phải 30% như nhiều nông dân đã momg đợi.
Ở mô hình RV-TQ có tỷ suất lợi nhuận khá cao (1,707). Có nghĩa đầu tư 1 đồng vốn cho SX lúa trong mô hình đã thu lại được 1,7 đồng.
Như vậy nếu so với SX đại trà thì khu mô hình RV-TQ sẽ còn có lợi nhuận cao hơn nhiều do giảm chi phí SX nhiều hơn mà năng suất và giá bán cao hơn nên lợi nhận cũng còn cao hơn.
Khoản mục | ĐV | Mô hình RV – TQ (1) | Mô hình CĐM (Đốichứng) | So sánh mô hình (1) với CĐM,tăng(+) giảm(-) |
|
|
|
|
|
1/Tổng chi phí SX | Đ/ha | 20.047.000 | 22.250.000 | (-)2.203.000 |
|
|
|
|
|
2/NS lúa tươi (28%) | Kg/ha | 7.753 | 7.150 | (+)603(8,4%) |
|
|
|
|
|
3/NS lúa khô (14%) | Kg/ha | 6.537 | 6.028 | (+)509(8,4%) |
|
|
|
|
|
4/Gía thành lúa tươi | Đ/kg | 2.585 | 3.127 | (-)542đ (35%) |
|
|
|
|
|
5/Giá bán lúa tươi | Đ/kg | 7.000 | 6.600 | (+)400 (6%) |
|
|
|
|
|
6/Tổng thu nhập | Đồng/ha | 54.271.000 | 47.190.000 | (+)7.081.000 |
|
|
|
|
|
7/Lợi nhuận thuần | Đồng/ha | 34.224.000 | 24.940.000 | (+)9.284.000 |
|
|
|
|
|
8/Lãi so với vốn | % | 63,0 | 52,8 | (+) 19,3% |
|
|
|
|
|
9/Tỷ suất lợi nhuận | Lãi/vốn | 1,707 | 1,120 |
|
Có thể bạn quan tâm
Là huyện có truyền thống và thế mạnh trong sản xuất vụ đông, những năm qua Vũ Thư (Thái Bình) luôn chú trọng, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm. Vụ đông năm 2013, huyện phấn đấu gieo trồng 7.250 ha, tập trung phát triển những cây chủ lực như đậu tương, khoai tây, ngô...
Hiện nay, người dân vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang hết sức phấn khởi. Cảnh mua bán tấp nập làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Bà con chia sẻ năm nay thanh long được mùa được giá nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với mọi năm.
Sau hơn 1 năm triển khai công tác dập dịch “chổi rồng” trên cây nhãn, ngành nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh hỗ trợ kinh phí, thuốc điều trị, hướng dẫn nhà vườn cắt tỉa cành, phun xịt trên 8.005ha vườn nhãn bị bệnh (chiếm 91% diện tích nhiễm bệnh)… nhằm khôi phục lại vườn nhãn bị bệnh. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sau công tác dập dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh “chổi rồng” giảm đáng kể với tỷ lệ nhiễm nhẹ phổ biến ở mức 15 - 30%. Công tác tập huấn, tuyên truyền vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm giúp nhà vườn đầu tư chăm sóc, xử lý giai đoạn ra hoa, cho trái,... Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tái nhiễm ở những vườn không tích cực phòng trị theo quy trình đã được hướng dẫn.
Sau khi giới thiệu tới độc giả về đặc điểm và cách lựa chọn giống cá Nàng Hai sao cho hiệu quả trong quá trình nuôi, kỳ này, chúng tôi gửi tới độc giả về cách chuẩn bị ao nuôi để nuôi cá Nàng Hai thuận lợi.
Vợ chồng anh Lê Ngọc Lễ - chị Nguyễn Thị Hạnh (chủ trang trại sinh thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã chinh phục thành công vùng cát trắng ven biển làm trang trại, tạo nên lối mở thoát nghèo, làm giàu cho nhiều người tại địa phương.