Điều Trị Bệnh Liên Cầu Khuẩn Ở Cá Rô Phi Đơn Tính
Thời gian gần đây, trên tổng diện tích hơn 45 ha ao nuôi tập trung ở một số xã thuộc thành phố Bắc Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Thế xảy ra hiện tượng cá rô phi đơn tính bị chết rải rác.
Nguyên nhân cá chết là do bị nhiễm liên cầu khuẩn có tên gọi là Strep cococust trong điều kiện nắng nóng ở nhiệt độ lớn hơn 30oC cộng với môi trường ao nuôi xấu bởi sử dụng chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm để nuôi cá.
Biểu hiện của bệnh này là cá thường xuyên bơi lòng vòng, ngoi lên hụp xuống mặt nước. Cá chết thì mắt lồi, thân cá bị xuất huyết và khi giải phẫu phát hiện các cơ quan nội tạng như gan, mật của cá bị sưng, có đốm màu trắng nhỏ.
Ông Trần Quốc Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Đến thời điểm này, bệnh liên cầu khuẩn gây chết cá rô phi đơn tính ở một số nơi trong tỉnh đã được khống chế.
Tuy nhiên người nuôi cá cần quản lý tốt môi trường ao nuôi, tập trung chăm sóc để tăng sức đề kháng cho cá và chủ động tiêu diệt các mầm bệnh trong các ao nuôi. Khi phát hiện cá có các biểu hiện của bệnh thì thực hiện các biện pháp kỹ thuật như thay nước mới từ 30-50% tổng lượng nước mỗi ao; bón vôi với liều lượng từ 2-3 kg/100 m3 nước và sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Erythromycin với liều lượng từ 3-5 gam/100 kg cá mỗi ngày hoặc thuốc Oxytetracyclin với liều lượng từ 10-15 gam/100 kg cá mỗi ngày trộn vào thức ăn dùng liên tục từ 4-7 ngày, kết hợp với dùng Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.
Có thể bạn quan tâm
Pallab Sarker (trái) trợ lý giáo sư nghiên cứu Dartmouth và Giáo sư Anne Kapucinski tiến hành một thí nghiệm về việc sử dụng vi tảo như một thành phần thức ăn chăn nuôi bền vững cho nuôi trồng cá rô phi.
Phương pháp biến đổi có thể tăng hiệu quả thức ăn, loại bỏ chất thải. Cá rô phi Mozambique (Oreochromis mossambicus) là một loài ứng cử viên sản xuất tốt trong hệ thống biofloc.
Việc tăng cường các hệ thống nuôi cá rô phi dẫn đến cá khỏe mạnh dễ bị nhiễm vi khuẩn khác nhau gây thiệt hại kinh tế cho nông dân nuôi cá rô phi.
Ngành công nghiệp nuôi thủy sản đang tăng cường sử dụng các thành phần thực vật trong thức ăn và loại bỏ thức ăn truyền thống được làm từ cá, điều này có thể ảnh hưởng đến một số lợi ích sức khỏe khi chúng ta ăn hải sản, đề nghị một phân tích mới.
Stress sinh lý và tổn thương cơ thể là những yếu tố cơ bản của bệnh cá và tỷ lệ tử vong trong nuôi trồng thủy sản. Stress được định nghĩa là các yếu tố vật lý hay hóa học gây phản ứng cho cơ thể có thể dẫn đến bệnh và tử vong. Nhiều mầm bệnh cá tiềm năng đang tiếp tục hiện diện trong nước, đất, không khí, hoặc cá.