Điều Kiện Bảo Đảm An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cơ Sở Nuôi Trồng Thủy Sản
Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.
Theo đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm áp dụng đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ gồm có: Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm; Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản.
Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông. Bên cạnh đó, nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Ngoài ra, thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm. Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn, và cần duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản nhỏ lẻ như: Cần có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đảm bảo không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm. Sản phẩm thu hái, đánh bắt, khai thác phải được bảo quản phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm: tươi, sống, sơ chế, đông lạnh, sản phẩm khô.
Trường hợp có sử dụng phụ gia, hóa chất trong bảo quản, xử lý sản phẩm phải theo đúng hướng dẫn loại dùng cho thực phẩm, có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BYT). Ngoài ra, người thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản, vận chuyển sản phẩm được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn và cần phải duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.
Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.
Với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khá lớn hơn 4 triệu 600 ngàn con, trong đó cũng còn nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi vịt chạy đồng cũng phát triển nên nguy cơ tái phát dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi thời tiết đang dần chuyển sang mùa lạnh thì nguy cơ dịch cúm tái phát ngày càng cao hơn.
Nhằm giúp người dân chủ động phòng, chống rét cho gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí làm 1.000 chuồng nuôi nhốt gia súc cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Vừa qua, tại Đầm Hà (Quảng Ninh), Đoàn Thanh niên Sở NN&PTNT phối hợp với Đoàn Thanh niên Khối các Cơ quan tỉnh và Huyện Đoàn Đầm Hà tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà ri an toàn sinh học tại xã Quảng Lợi.