Tác hại và biện pháp phòng trị rầy nâu hại lúa
Rầy nâu gây hại lúa bằng cách chích hút nhựa lúa, truyền bệnh virus… Rầy có thể gây hại từ giai đoạn sạ đến khi sắp thu hoạch.
Ruộng bị cháy rầy thành từng chòm, nơi lúa mọc tốt, rậm rạp hay gần nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm. Rầy sinh sống và gây hại chủ yếu nơi gốc lúa.
Rầy nâu đẻ trứng ở bẹ và gân lá, có 5 tuổi, 2 – 3 ngày lột xác một lần, vòng đời khoảng 28 - 30 ngày. Rầy nâu trưởng thành thích ánh sáng đèn, có 2 dạng: Cánh ngắn và cánh dài, ruộng đầy đủ thức ăn, rầy cánh ngắn chiếm đa số, khi ruộng hết thức ăn hay điều kiện thời tiết không thuận lợi, rầy sẽ di cư (vào ban đêm).
Ngoài thiệt hại do cháy rầy, rầy nâu còn truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và lúa cỏ. Bệnh không có thuốc trị. Rầy non và rầy trưởng thành đều có khả năng truyền virus, rầy lột xác vẫn truyền bệnh, tuy nhiên bệnh không truyền qua trứng, thời gian ủ bệnh trong rầy khoảng 7 – 10 ngày.
Rầy nâu nhiễm virus chích hút lúa chưa tới 1 giờ có thể truyền bệnh cho lúa khỏe, 1 cá thể rầy nâu có thể truyền cùng lúc cả hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, trên cùng một bụi lúa có thể mang cả hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Tuy nhiên, cũng trong 1 bụi có thể có chồi bệnh, chồi không bệnh. Thời gian ủ bệnh trên lúa còn tùy vào giống và giai đoạn bị nhiễm bệnh.
Nhìn chung giai đoạn nhiễm bệnh càng sớm (khoảng 1 tháng sau khi sạ với lúa ngắn ngày), thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn và thiệt hại càng nặng. Cỏ lồng vực (cỏ gạo), cỏ đuôi phụng là ký chủ trung gian của bệnh, bệnh không lây qua trứng rầy, giống, đất, nước, gió, vết thương trên lúa…
Biện pháp tổng hợp quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa.
(1) Hạn chế trồng giống nhiễm.
(2) Gieo sạ đồng loạt (né rầy) theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
(3) Không sạ, cấy dày.
(4) Vệ sinh đồng ruộng, không để lúa chét.
(5) Thả vịt ăn rầy (nếu điều kiện cho phép).
(6) Nâng mực nước trên ruộng để diệt trứng (nếu có thể).
(7) Thăm đồng thường xuyên nhất là giai đoạn đầu một tháng sau sạ.
(8) Chú ý trừ rầy giai đoạn mạ.
(9) Thường xuyên theo dõi thông báo sâu bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
(10) Phun thuốc đặc trị theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật như Osago 80WG (Nitenpyram 20% + Pymetrozine 80% w/w), Comda Gold 5WG (Emamectin Benzoate 5%); Butyl 10WP, 400SC (Buprofezin 10%, 400g/l), Bascide 50EC (Fenobucarb), Sagometro 50WG (Pymetrozine 50%), Brimgold (Dinotefuran 50 g/kg + Imidacloprid 150 g/kg) 200WP, Saivina 430SC (Carbaryl 430 g/l), Sếu đỏ 3EC (Acetamiprid 30 g/l). Các sản phẩm này do Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC) sản xuất.
Chú ý cần phun theo 4 đúng, phun đủ lượng nước thuốc theo khuyến cáo (tối thiểu 2 bình 16 lít/1000 m2), phun vào gốc nơi rầy sinh sống và gây hại, có thể phun sáng sớm hay chiều mát.
Có thể bạn quan tâm
Những thời kỳ quan trọng của cây lúa như đẻ nhánh, làm đòng, trỗ, cần lựa chọn bổ sung thêm dưỡng chất phù hợp để thúc đẩy cây hấp thu tốt.
OM468 và TBR39 là sản phẩm bản quyền của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed. Công ty Cổ phần Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) phát triển 2 giống này
Trong canh tác lúa phải phát hiện sớm triệu chứng lúa bị ngộ độc nhất là ngộ độc phèn để có biện pháp hóa giải, hạn chế tác hại của nó.