Diện Tích Thả Nuôi Tôm Nước Lợ Tăng

Không thả nuôi lại tôm trên diện tích tôm – lúa đã thu hoạch
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến ngày 5-6, toàn tỉnh đã thả nuôi được gần 88.030ha vụ tôm nước lợ năm 2014. Diện tích này đạt hơn 98,9% so với kế hoạch cả năm và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp đạt gần 1.230ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt trên 16.050 ha và mô hình tôm - lúa đạt gần 70.750ha.
Để vụ nuôi tôm nước lợ 2014 đạt và vượt kế hoạch về diện tích và sản lượng, ngành nông nghiệp đưa ra nhiều khuyến cáo cho các địa phương.
Trong đó, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc ngành cũng như các cơ quan có liên quan khác duy trì công tác kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống; tăng cường giám sát, phòng ngừa và thống kê báo cáo tình hình dịch bệnh (nếu có); theo dõi chặt chẽ tình hình thả và thu hoạch tôm, hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý môi trường.
Các địa phương vận động nông dân không thả nuôi lại tôm trên diện tích tôm – lúa đã thu hoạch xong nhằm thực hiện đúng lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2014 theo quy định.
Related news

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

Vụ Mùa năm nay, huyện Vị Xuyên gieo cấy 4.357,2 ha lúa, trong đó lúa lai là 2.983,4 ha, lúa thuần 1.373,8 ha. Hiện, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con nhân dân đang tập trung chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh hại để giành thêm một vụ Mùa mới với năng suất và sản lượng cao.

Nắng trải đều trên những nương đậu hè thu là thời điểm bà con nông dân tập trung thu hoạch lứa thứ nhất. Vượt qua những thách thức của nắng hạn đầu vụ, đậu xanh năm nay được mùa, được giá.

Mùa nước nổi kéo theo nhiều tôm cá đổ về nội đồng, cũng là thời điểm nông dân tạm gác cuốc cày để thả lưới giăng câu. Nhưng năm nay, đã bước vào trung tuần tháng 7 âm lịch, nhiều cửa hàng bán ngư cụ vẫn thưa khách.

Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.