Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Diện tích cao su đã vượt ngưỡng 1 triệu ha

Diện tích cao su đã vượt ngưỡng 1 triệu ha
Tác giả: Thiên Ngân
Ngày đăng: 07/01/2016

Trong khi đó, giá mủ cao su vẫn đang tiếp tục xuống thấp, Ngày 5.1, giá mủ cao su tạp tại khu vực Đông Nam Bộ đạt bình quân 7.100 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg so với ngày hôm trước, trong khi cùng kỳ năm 2011, giá mủ cao su tự nhiên đạt tới 19.200 đồng/kg.

Theo ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, ngành cao su Việt Nam và thế giới đang trong thời kỳ khó khăn. Năm 2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng nhẹ về lượng (khoảng 3%), giá trị ước đạt 1,6 tỷ USD (giảm khoảng 10%).

Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước, thời gian qua trên địa bàn có tới hơn 1.800ha cao su bị chặt bỏ để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, trong đó chủ yếu là hồ tiêu (1.000ha), điều, cây ăn trái... Tại Bình Dương, các doanh nghiệp và hộ dân cũng đã chặt bỏ gần 2.400ha cao su do giá mủ xuống thấp.

Giám đốc một nông trường cao su tại Bình Dương cho biết trước đây lương cho một người thợ cạo mủ cao su khoảng 5,2 triệu đồng/tháng nhưng hiện chỉ còn 2 - 3 triệu đồng/tháng, nhưng việc cũng ít nên công nhân bị sa thải hoặc tự nghỉ việc. Tương tự, tại tỉnh Đăk Nông, nhiều hộ cũng đã tỉa cành, chắn rễ cao su để làm trụ sống trồng tiêu.


Có thể bạn quan tâm

Khóc vì đào nở sớm Khóc vì đào nở sớm

Sau khi có dự án xóa bỏ cây thuốc phiện, đồng bào vùng rẻo cao thuộc xã Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) đã chuyển sang trồng đào và mận tam hoa từ chục năm nay. Cây đào là nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ gia đình nơi đây, nhưng năm nay do nở sớm nên bà con có nguy cơ bị mất trắng vụ đào này.

06/01/2016
Đồng Nai hợp tác sâu với Nhật Bản Đồng Nai hợp tác sâu với Nhật Bản

Ông Huỳnh Thành Vinh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết như vậy khi trao đổi với NTNN về kêu gọi hợp tác với Nhật Bản phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.

06/01/2016
Cao su và cuộc thí nghiệm khổng lồ mạo hiểm, dân gánh rủi ro Cao su và cuộc thí nghiệm khổng lồ mạo hiểm, dân gánh rủi ro

Đến nay, cây cao su đã có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc gần 10 năm, song vẫn chưa hề có đánh giá về hiệu quả kinh tế của loài cây đỏng đảnh này. Các chuyên gia cho rằng, việc trồng cao su ở phía Bắc là một cuộc thí nghiệm khổng lồ và mạo hiểm, trong đó người nông dân gánh phần rủi ro cao nhất.

07/01/2016