Đồng Nai hợp tác sâu với Nhật Bản
Trong năm qua, tỉnh Đồng Nai đã đẩy mạnh xây dựng cánh đồng lớn, vùng chuyên canh nông sản.
Tuy nhiên theo đánh giá, những dự án này đang gặp nhiều khó khăn.
Xin ông cho biết thực tế những dự án này hiện ra sao?
- Thực tế là có khó khăn.
Tuy nhiên, tỉnh đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh cây trồng có khả năng xuất khẩu, như cây ăn quả (bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, chuối… với diện tích 18.000ha) và cây công nghiệp (tiêu, cà phê, điều, cao su… khoảng 110.000ha).
Các cây ngắn ngày có ưu thế của Đồng Nai là lúa, bắp được tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, chất lượng cao.
Sản xuất rau đa dạng sản phẩm với diện tích khoảng 18.000ha, đã và đang sản xuất theo quy trình GAP, có khả năng xuất khẩu sản phẩm tươi và sấy khô sang thị trường Nhật Bản.
Được biết, tỉnh Đồng Nai cũng đang hợp tác với Nhật Bản để phát triển nông nghiệp.
Ông có thể cho biết cụ thể?
- Hiện tỉnh đang xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và xuất khẩu xoài sang Nhật Bản.
Xoài là một trong những nông sản chủ lực của Đồng Nai (khoảng 11.000ha, sản lượng 90.000 tấn/năm).
Nhật Bản đã cử chuyên gia đến Đồng Nai khảo sát thực tế vùng sản xuất, tập huấn quy trình sản xuất, xuất khẩu xoài.
Hiện Đồng Nai muốn hợp tác sâu với Nhật Bản trên 3 nội dung: Liên kết hợp tác; thu hút, kêu gọi đầu tư; hỗ trợ phát triển.
Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào Khu liên hợp Công nông nghiệp Agropark gồm dự án nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ phục vụ nông nghiệp…; đầu tư thu hút chuyển giao công nghệ cho Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học…
Để ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển, đạt giá trị tăng cao và bền vững, tỉnh Đồng Nai triển khai những giải pháp nào?
- Chúng tôi đang đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống, nuôi cấy mô… để nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi.
Ngoài ra, chúng tôi đang phát triển công nghệ sơ chế, chế biến và bảo quản sau thu hoạch; phát triển hình thức liên kết từ sản xuất đến thị trường.
Để giải quyết các vấn đề trên, chúng tôi đang rất cần kiến thức, công nghệ, kỹ thuật… Nhật Bản.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Bà Nguyễn Thị Kiều – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ đánh giá QĐ 580 là một chính sách hay nhằm khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp.
Sau khi có dự án xóa bỏ cây thuốc phiện, đồng bào vùng rẻo cao thuộc xã Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) đã chuyển sang trồng đào và mận tam hoa từ chục năm nay. Cây đào là nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ gia đình nơi đây, nhưng năm nay do nở sớm nên bà con có nguy cơ bị mất trắng vụ đào này.
Theo thông báo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc, trong năm 2015, Trung Quốc có thêm 226 người mắc bệnh cúm A/H7N9, trong đó có 94 ca đã tử vong.