Diễn biến giá cà phê tuần cuối tháng 1 và tình hình xuất khẩu đầu năm 2020
Tuần thứ 5 (27/01/2019 – 01/02/2020), giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên nửa đầu tuần dao động trong khung 31.000 – 31.500 đồng/kg. Sau đó đổ sập 600 đồng qua 2 phiên giao dịch tiếp theo rơi xuống mức 30.400 – 30.900 đồng/kg phiên 31/01/2019. Phiên cuối cùng của tuần 5 cũng là ngày đầu tiên của năm mới 2020 lấy lại những gì đã mất trước đó chốt tại 30.900 – 31.400 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê hai sàn kỳ hạn có xu hướng thu hẹp mức giá cách biệt hiện đã quá cao. Thị trường hàng hóa toàn cầu bị tác động mạnh và tiếp tục suy yếu do lo ngại dịch bệnh do virus corona lây lan rộng khắp và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Tính chung cả tuần 5, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 15 USD, tức tăng 1,14% lên 1.334 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 6 USD, tức tăng 0,45 %, lên 1.342 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Giá robusta vẫn tạm thời ổn định và có chút tích cực khi Vương Quốc Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Trái lại, thị trường New York có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm tất cả 7,5 cent, tức giảm 6,81 %, xuống 112,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 7,45 cent, tức giảm 6,63 %, còn 104,95 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Một phần bởi dự đoán vụ thu hoạch sắp tới của Brazil sẽ đạt kỷ lục, do cây cà phê vào năm “được” của chu kỳ “hai năm một” và thời tiết hiện rất thuận lợi.
Theo Cục Xuất nhập khẩu sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, giao dịch cà phê tại thị trường nội địa khá ảm đạm. Với mức giá thấp như hiện nay, người dân không muốn bán ra mà chờ đợi giá cải thiện hơn. Bên cạnh đó, do virus corona, nhiều cửa hàng cà phê tại Trung Quốc đóng cửa gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này.
Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê tháng 1 đạt 140 ngàn tấn, tương đương 2,33 triệu bao (loại 60 kg), giảm 30,6% về lượng và giảm 30,3% về trị giá trị so với cùng kỳ năm trước, do hoạt động xuất khẩu có ít ngày vì kỳ nghỉ Tết cổ truyền.
Cục Xuất nhập khẩu cũng đưa ra con số xuất khẩu cà phê tháng 1 ước đạt 140 nghìn tấn, trị giá 245 triệu USD, giảm 25,6% về lượng và giảm 25,2% về trị giá so với tháng 12/2019.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong tháng 1 đạt 1.751 USD/tấn, tăng 0,6% so với tháng 12/2019 và tăng 0,4% so với tháng 1/2019.
Đức là thị trường xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019 đạt 239,7 nghìn tấn, trị giá 356,49 triệu USD, tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 11,5% về trị giá so với năm 2018.
Có thể bạn quan tâm
Giá xuất khẩu giảm mạnh do cung vượt cầu. Năm nay, nhiều khả năng giá tiêu vẫn sẽ tiếp tục giảm nhưng đến năm 2021, 2022 dự báo giá sẽ tăng dần lên.
Tuần qua, khủng hoảng địa chính trị tại Trung Đông khiến nhiều sàn phái sinh nông sản chịu thiệt, trong đó có hai sàn cà phê.
Giá cà phê tại Việt Nam giảm khi giao dịch yếu trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia diễn ra trầm lắng do nguồn cung khan