Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Dịch Tả Trâu Bò

Dịch Tả Trâu Bò
Ngày đăng: 30/08/2013

1.Nguyên nhân

Virut dịch tả trâu bò là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy trầm trọng, nếu như chúng ta không tiêm phòng đầy đủ cho trâu bò.

Dịch bệnh tả không những mắc nhiều ở trâu bò mà còn có thể truyền sang dê cừu, lợn, hươu nai, lợn rừng.

Bê nghé 1-2 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cao hơn trâu bò trưởng thành.

Bệnh lây truyền qua tiêu hóa, hô hấp và có thể qua da (khi da bị tổn thương).

1.Biểu hiện đặc trưng của dịch tả trâu bò

- Thể quá cấp tính bệnh nặng, trâu bò chưa kịp tiêu chảy đã kiệt sức, suy nhược, lúc này biểu hiện tim đập nhanh, khó thở, niêm mạc bị tụ máu đỏ sẫm và chết rất nhanh.

- Thể cấp tính: Thông thường thời gian nung bệnh 3-4 ngày, con vật sốt cáo 40-41oC, ủ rũ, run rẩy, mắt lờ đờ, nghiên răng, ăn kém hay bỏ ăn. Lúc đầu mũi khô, sau đó viêm mũi, chảy nước mũi đặc, vàng, hôi thối, có mủ, niêm mạc tụ huyết, xuất huyết, lở loét. Khi hết sốt con vật tiêu chảy tóe nước, vọt cần câu, hôi thối, tanh khắm, con vật nằm bệt không đi lại được, phân lỏng tiếp tục chảy bết hậu môn, nhiệt độ hạ và con vật chết trong tình trạng kiệt sức.

- Thể mãn tính: Con vật gầy còm, lúc đi táo, lúc đi lỏng và lúc này con vật là nguồn tàng trữ mầm bệnh nguy hiểm.

- Thể ngoài da: Con vật bị loét miệng, ỉa chảy nhẹ, dần dần đi lỏng rồi xuất hiện mụn nhỏ li ti ở những chỗ da mỏng, mụn có nước lẫn mủ và sau đó mủ vỡ, da rộp lên. Con vật gầy còm và chết sau 2 tuần. Nếu chăm sóc tốt, bệnh có thể hồi phục.

3. Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất. Phòng bệnh bằng vacxin dịch tả trâu, bò đông khô. Vacxin tạo miễn dịch cao, ổn định và kéo dài 1 năm. Tiêm dưới da cổ mỗi con 1-2ml (tương ứng với 1 liều vacxin).

Điều trị bằng kháng huyết thanh rất có hiệu quả nhưng rất tốn kém. Tuy nhiên phải điều trị sớm lúc mới bắt đầu sốt, nếu con vật đã xuất hiện tiêu chảy thì kháng huyết thanh cũng không có tác dụng.

Phương pháp điều trị chung:

- Dùng kháng sinh để diệt khuẩn đường ruột.

- Bổ sung các chất bổ trợ: làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể, tăng quá trình hồi phục.

- Phối hợp với thuốc an thần: làm giảm nhu động ruột, con vật sẽ giảm tiêu chảy.


Có thể bạn quan tâm

Bã rượu nho giúp tăng sản lượng sữa bò Bã rượu nho giúp tăng sản lượng sữa bò

Các nhà nghiên cứu Australia cho biết cho bò sữa ăn bã rượu nho gồm hạt, vỏ nho và cuống quả nho sẽ làm tăng sản lượng sữa bò và giảm lượng khí thải mê-tan của ngành chăn nuôi bò sữa.

25/04/2016
Công nghệ mới hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa Công nghệ mới hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa

Một dự án thực hiện trong vòng 3 năm tại Scốt-len đã đưa ra Một vòng cổ thông minh có tác dụng theo dõi chặt chẽ sức khỏe của các con bò sữa và chuyển kết quả đến cho người nông dân thông qua điện thoại di động.

25/04/2016
Bò sữa có thể nhắn tin khi bị bệnh Bò sữa có thể nhắn tin khi bị bệnh

Các nhà khoa học Anh vừa phát minh một vòng đeo cổ kỹ thuật số cho bò sữa. Thiết bị này sẽ đo đếm vị trí đầu của bò, nhiệt độ cơ thể bò để biết bò có bị bệnh hay không.

26/04/2016
Sữa non từ bò mẹ khi được bảo quản đúng cách vẫn rất tốt cho bê con Sữa non từ bò mẹ khi được bảo quản đúng cách vẫn rất tốt cho bê con

Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Texas và trường Đại học Florida thực hiện cho thấy, sữa non của bò mẹ dù là sữa mới vắt hay được bảo quản đông lạnh đều là thức ăn tốt nhất đối với các con bê con mới chào đời.

26/04/2016
Vai trò của Toyocerin đối với khả năng miễn dịch của bê Vai trò của Toyocerin đối với khả năng miễn dịch của bê

Hệ thống miễn dịch là một nhóm phức tạp của các quá trình sinh học đảm nhiệm việc duy trì sức khỏe cho động vật.

28/04/2016