Dịch Tả Trâu Bò

1.Nguyên nhân
Virut dịch tả trâu bò là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy trầm trọng, nếu như chúng ta không tiêm phòng đầy đủ cho trâu bò.
Dịch bệnh tả không những mắc nhiều ở trâu bò mà còn có thể truyền sang dê cừu, lợn, hươu nai, lợn rừng.
Bê nghé 1-2 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cao hơn trâu bò trưởng thành.
Bệnh lây truyền qua tiêu hóa, hô hấp và có thể qua da (khi da bị tổn thương).
1.Biểu hiện đặc trưng của dịch tả trâu bò
- Thể quá cấp tính bệnh nặng, trâu bò chưa kịp tiêu chảy đã kiệt sức, suy nhược, lúc này biểu hiện tim đập nhanh, khó thở, niêm mạc bị tụ máu đỏ sẫm và chết rất nhanh.
- Thể cấp tính: Thông thường thời gian nung bệnh 3-4 ngày, con vật sốt cáo 40-41oC, ủ rũ, run rẩy, mắt lờ đờ, nghiên răng, ăn kém hay bỏ ăn. Lúc đầu mũi khô, sau đó viêm mũi, chảy nước mũi đặc, vàng, hôi thối, có mủ, niêm mạc tụ huyết, xuất huyết, lở loét. Khi hết sốt con vật tiêu chảy tóe nước, vọt cần câu, hôi thối, tanh khắm, con vật nằm bệt không đi lại được, phân lỏng tiếp tục chảy bết hậu môn, nhiệt độ hạ và con vật chết trong tình trạng kiệt sức.
- Thể mãn tính: Con vật gầy còm, lúc đi táo, lúc đi lỏng và lúc này con vật là nguồn tàng trữ mầm bệnh nguy hiểm.
- Thể ngoài da: Con vật bị loét miệng, ỉa chảy nhẹ, dần dần đi lỏng rồi xuất hiện mụn nhỏ li ti ở những chỗ da mỏng, mụn có nước lẫn mủ và sau đó mủ vỡ, da rộp lên. Con vật gầy còm và chết sau 2 tuần. Nếu chăm sóc tốt, bệnh có thể hồi phục.
3. Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất. Phòng bệnh bằng vacxin dịch tả trâu, bò đông khô. Vacxin tạo miễn dịch cao, ổn định và kéo dài 1 năm. Tiêm dưới da cổ mỗi con 1-2ml (tương ứng với 1 liều vacxin).
Điều trị bằng kháng huyết thanh rất có hiệu quả nhưng rất tốn kém. Tuy nhiên phải điều trị sớm lúc mới bắt đầu sốt, nếu con vật đã xuất hiện tiêu chảy thì kháng huyết thanh cũng không có tác dụng.
Phương pháp điều trị chung:
- Dùng kháng sinh để diệt khuẩn đường ruột.
- Bổ sung các chất bổ trợ: làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể, tăng quá trình hồi phục.
- Phối hợp với thuốc an thần: làm giảm nhu động ruột, con vật sẽ giảm tiêu chảy.
Related news

Bò đực 2 năm tuổi mới được đưa vào sử dụng, 1 con đực phụ trách phối từ 30 – 35 bò cái sinh sản. Thời gian sử dụng từ 8 – 10 năm, không dùng cho cày kéo nặng.

http://nguoichannuoi.vn/ky-thuat-cham-soc-nuoi-duong-be-thoi-ky-cai-sua-fm472.html

Trước khi bò đẻ có một thời gian nghỉ không vắt sữa, gọi là thời kỳ cạn sữa. Mục đích là để cho tuyến vú được nghỉ ngơi, hồi phục và khôi phục những mất cân bằng nhất định của hệ thống thần kinh thể dịch trong thời gian tiết sữa. Cạn sữa tạo điều kiện cho cơ thể tích lũy các chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho chu kỳ tiết sữa sau và đặc biệt là để hình thành sữa đầu được tốt. Mặt khác, cạn sữa còn nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai mà ở giai đoạn này tốc độ phát triển rất nhanh.

Trong chăn nuôi bò sữa, nguồn thu nhập chính là tiền bán sữa và tiền bán bê con. Người nuôi bò sữa muốn có lợi nhuận cao phải tăng tối đa nguồn thu, tức là tăng khả năng cung cấp sữa và bê con của bò cái. Bò chậm sinh – vô sinh sẽ không cung cấp sữa hoặc cung cấp sữa rất ít gây thiệt hại lớn đến thu nhập của người chăn nuôi. Do vậy bà con chăn nuôi cần có biện pháp khắc phục hiện tượng chậm sinh – vô sinh ở bò sữa.