Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Lợn Tai Xanh Diễn Biến Phức Tạp

Dịch Lợn Tai Xanh Diễn Biến Phức Tạp
Ngày đăng: 31/05/2012

Tại cuộc họp chiều 29/5, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết dịch lợn tai xanh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với 5 địa phương ghi nhận có dịch là Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hòa Bình.

Trong đó, tại tỉnh Bắc Ninh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp chưa có dấu hiệu dừng lại; tính đến nay, Quảng Ninh là địa phương thiệt hại nhiều nhất với số lợn mắc bệnh tai xanh hơn 5.000 con.

Trước tình hình dịch lây lan, Cục Thú y đã cung ứng khoảng 180.000 liều vaccine tai xanh cho các địa phương tiêm phòng bao vây ổ dịch. Đồng thời, Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng tăng cường công tác giám sát chặt địa bàn, nhất là đặc biệt là những khu vực giáp ranh vùng dịch, chú trọng tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển lợn ra, vào địa bàn.

Viện Thú y Trung ương đã lấy mẫu lợn mắc tai xanh để xác định vi khuẩn kế phát giúp địa phương có dịch tai xanh tái phát tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn lợn; tổ chức tiêm phòng bổ sung tại những khu vực có nguy cơ cao.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định: “Tình hình dịch bệnh có chiều hướng lây lan nhất là dịch lợn tai xanh. Đáng lo ngại vì Bắc Ninh là tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng mật độ chăn nuôi rất lớn và rất dễ lây lan ra các địa phương khác. Huyện Gia Bình (nơi xuất hiện dịch tai xanh ở Bắc Ninh) tiếp giáp với Hải Dương, và huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh lại đang bị dịch rất nặng nếu chúng ta dập dịch không tốt thì chắc chắn dịch sẽ bùng phát và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi”.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu Cục Thú y tiếp tục cử cán bộ đi trực tiếp chỉ đạo việc giám sát và phòng chống dịch ở địa phương, đồng thời yêu cầu các địa phương có dịch phải rà soát lại toàn bộ các trại lợn giống trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch.

So với giá lợn hơi hiện nay thì giá đền bù đối với lợn mắc dịch tai xanh còn cao hơn nhưng qua thực tế của một số địa phương thì vẫn còn tình trạng bán chạy. Đây là vấn đề phải quan tâm và giải quyết để có thể xử lý triệt để không để dịch bệnh xuất hiện là có cơ hội bùng phát và lây lan.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá tầm trên núi Nuôi cá tầm trên núi

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi).

12/05/2015
Cà Mau nuôi trồng thuỷ sản đang gặp nhiều khó khăn Cà Mau nuôi trồng thuỷ sản đang gặp nhiều khó khăn

Nhằm nắm bắt và tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 8/5, Sở NN&PTNT kết hợp với các huyện tổ chức hội nghị giao ban tại huyện Phú Tân.

12/05/2015
Nam Định tạo bước đột phá trong phát triển chăn nuôi Nam Định tạo bước đột phá trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.

12/05/2015
Tổng đàn bò tăng trên 43% so với năm 2014 Tổng đàn bò tăng trên 43% so với năm 2014

Tính đến tháng 4-2015, huyện Phú Giáo (Bình Dương) có tổng đàn gia cầm trên 1 triệu 375 ngàn con, tăng 1,01%; đàn trâu 302 con, tăng 4,5%; đàn bò 1.758 con, tăng 43,51%; đàn heo trên 119.400 con, tăng 1,03% so với năm 2014.

12/05/2015
Thử nghiệm nuôi dúi trang trại ở Tây Sơn (Bình Định) Thử nghiệm nuôi dúi trang trại ở Tây Sơn (Bình Định)

Đó là mô hình nuôi dúi quy mô trang trại của ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông Thái kể: “Tình cờ sau trận lũ lịch sử năm 2013, tôi bắt được 2 con dúi đang đào hang ăn rễ tre và măng tre trong trang trại gia đình.

12/05/2015