Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đề xuất trên được đưa ra tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
Theo dự thảo, sẽ miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến ngày 31/12/2020 như sau:
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 55/2010/QH12.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý sử dụng.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.
Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội thì hầu hết các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đều được miễn thuế, chỉ còn một số ít đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất.
Với quy định miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết này, số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm bình quân chỉ còn khoảng 60 tỷ đồng/năm, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm từ năm 2011 – 2014 khoảng 6.917 tỷ đồng.
Từ đó, góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Theo Bộ Tài chính, để khuyến khích hơn nữa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp;
Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích phát triển xây dựng cánh đồng mẫu lớn;
Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao thì cần tiếp tục bổ sung mở rộng quy định về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp mà không phân biệt phần diện tích đất nông nghiệp vượt trên hạn mức giao đất nông nghiệp hay phần diện tích đất vượt trên hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; cũng như diện tích đất nông nghiệp được
Nhà nước giao cho các tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp hoặc giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý.
Related news

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.

Hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lấy mật mang lại đã khiến nhiều hộ gia đình xã Thuận Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) nỗ lực phát triển đàn ong để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong miền tây Quảng Bình.

Sau khi bất ngờ phát hiện virus cúm A/H5N6 nguy hiểm trên gia cầm lậu tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai và đàn chim hoang, mới đây Bộ NN-PTNT cho biết, dịch cúm H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh Nam Trung bộ. Nỗi lo xâm nhập virus cúm A/H5N6 từ gà vịt lậu đang đe dọa đàn gia cầm nuôi trong nước vào những tháng cuối năm.

Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.

Vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh Hậu Giang trồng được 12.559ha, trong đó, các giống mía chín sớm (ROC 16) chiếm khoảng 50% diện tích. Hiện tại, các ruộng mía đã có thời gian từ 8-10 tháng tuổi. Từ giữa tháng 8 đến nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã phối hợp với ngành chức năng của TX.Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp tổ chức 4 đợt đo thăm dò chữ đường (CCS) tại một số ruộng mía của người dân.