Để Khoai Lang Nhiều Củ
Chọn và làm đất: nên chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ; làm đất kỹ, bón lót nhiều phân chuồng. Trong trường hợp phải trồng khoai trên đất xấu, trên đất ruộng mạ… cần cày bừa, làm đất kỹ và bổ sung thêm đất nhỏ, đất bột vào giữa luống rồi mới đặt dây trồng.
Chọn giống: chọn giống tốt, đặc biệt là các đoạn thân bánh tẻ, thân đoạn 1 để trồng sẽ cho củ nhiều, củ to, năng suất cao và chất lượng khoai ngon, mẫu mã củ đẹp, bán được giá cao.
Cách trồng: theo cách truyền thống, nông dân thường trồng dây nghiêng 30-45o theo lối áp tường nên chỉ có 1-2 mắt dây là có khả năng ra củ, các mắt trồng sâu và các mắt trồng nông phía trên không ra được củ. Theo phương pháp cải tiến, bà con trồng 1 dây thẳng hàng giữa luống gối đuôi nhau. Khoảng cách trồng 4 dây/1 m dài (mỗi dây cắt dài 35cm, trừ lại 10cm vươn lên trên mặt đất, như vậy các dây trồng gối nhau 25cm dưới mặt đất sẽ tạo điều kiện cho các mắt mầm ra củ nhiều hơn).
Khi đặt dây, bà con cuộn hết các lá phía dưới lại quanh thân rồi vùi hết dưới đất, chỉ chừa phần ngọn 10cm vươn lên khỏi mặt đất sẽ hạn chế dây bị mất nhiều hơi nước như cách trồng cũ, sẽ nhanh bén rễ hồi xanh hơn, hầu hết các mắt mầm trên hom dây đều có khả năng ra củ, do đó cho năng suất cao hơn. Tháo nước vào rãnh sau khi trồng 3-5 ngày để đảm bảo có đủ độ ẩm cho khoai sinh trưởng, phát triển tốt.
Chăm sóc: trong 1 vụ khoai, chỉ nên vun xới kết hợp bón thúc 2 lần: lần 1 sau trồng 20-25 ngày; lần 2 sau lần 1 từ 15-20 ngày. Không nên cuốc xới nhiều và cuốc xới muộn làm ảnh hưởng đến sự hình thành củ và tích lũy tinh bột trong củ. Bấm ngọn khi dây đã dài khoảng 25cm (35-40 ngày sau trồng) cho ra nhiều nhánh cấp 1 vừa để lấy nhiều đoạn giống đoạn 1 cung cấp cho sản xuất (giống đoạn 1 cho nhiều củ hơn giống đoạn 2), vừa giúp cho cây tổng hợp được nhiều chất hữu cơ hơn để nuôi củ tốt hơn. Nhấc dây cho đứt bớt rễ phụ tập trung dinh dưỡng nuôi củ lớn sau trồng 35-45 ngày.
Phòng trừ bọ hà: lên luống cao, vun kỹ không để củ lộ ra nhằm hạn chế bọ hà đẻ trứng vào củ. Trồng luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước.
Trước khi thu hoạch 20 ngày, cắt củ khoai thành nhiều mảnh rải trên mặt ruộng nhử bọ hà trưởng thành đến đẻ trứng rồi sáng hôm sau thu gom đem tiêu hủy. Kết hợp rải các loại thuốc như Basudin 10H, Regent 5G… vào giữa luống (1kg/360m2) trước khi thu hoạch 15-20 ngày để diệt hết con trưởng thành, ngăn không cho chúng đẻ trứng gây hại.
Có thể bạn quan tâm
2Lúa xin giới thiệu đến Quý bà con cách trồng Khoai Lang thâm canh hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà các địa phương khác đã áp dụng thành công. Khoai lang là cây truyền thống được bà con đưa vào trồng bởi quy trình trồng không khó, phù hợp với điều kiện canh tác của nông dân và cho hiệu quả kinh tế khá. Những năm gần đây, cây khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông.
Các giống có nguồn gốc Trung Quốc do Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm lai tạo có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện lạnh rét ở các tỉnh phía Bắc nhưng lại tỏ ra không phù hợp với các tỉnh phía Nam
Khoai lang Nhật có ưu điểm vượt trội so với giống khoai lang địa phương là có thể trồng ở bất cứ địa hình canh tác, chất lượng củ khoai dẻo, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bệnh còn được gọi là bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh chủ yếu hại lá, thường gây hại từ khi mới trồng cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, đất ẩm ướt và vào giai đọan cuối sinh trưởng của cây. Trên lá có những vết tròn hoặc vết có góc cạnh (khi vết bệnh xuất hiện gần các gân lá) có màu nâu hoặc đen, có kích thước độ 1cm hoặc lớn hơn
Đất bãi, chuyên mầu trồng từ ngày 5-9 đến 15-10. Đất 2 lúa, gặt lúa mùa đến đâu trồng khoai lang đến đó, chậm nhất đến ngày 30-10.