Để Giảm CO2 Trong Ao Nuôi Tôm

Khi thở, vi sinh vật, tôm, cá và vi khuẩn thải ra CO2, sự thối rữa hiếu - yếm khí các chất cặn bã hữu cơ cũng sản sinh ra CO2 và CO2 tạm tồn tại trong nước dưới dạng HCO3. Ở dạng này CO2 trở thành độc khí. Nồng độ CO2 cho phép trong ao tôm, cá là 5mg/l.
Khi nồng độ CO2 trong nước cao (10-15mg/l) mà có một lượng Nitrit (NO2) cao, thì tôm, cá bị bệnh đông máu làm cho tôm, cá khó hô hấp. Trong trường hợp này chúng ta cần phải giảm lượng CO2 bằng cách xử lý Ca(OH)2. Xem xét tác dụng kép sau:
CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O --> Ca(HCO3)2
Trong nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy, để loại bỏ 1mg CO2/lít thì cần 0,84 mg Ca(OH)2. Vì sự hiện diện của CaCO3 trong nước làm nồng độ pH rất cao, các trại nuôi tôm thường dùng giấm công nghiệp hoặc rỉ đường để hạ nồng độ pH. Sở dĩ, người ta dùng giấm vì nghĩ, acid sẽ làm giảm độ pH và rỉ đường làm giảm CaCO3.
Cách làm này là không có cơ sở. Cách làm của các nhà khoa học là thay thế Ca(OH)2 bằng Na2CO3, vì chất này hòa tan nhanh, tác dụng nhạy cảm với CO2.
Na2CO3 + CO2 + H2O --> 2NaHCO3
Dựa vào công thức này tính toán để loại bỏ 1mg CO2/lít thì cần 2,41mg Na2CO3.
Ví dụ: Khi đo thấy nồng độ CO2 trong ao là 23mg/l thì nồng độ này vượt quá ngưỡng cho phép đến 18mg/l. Nếu xử lý Ca(OH)2 thì cần dùng: 18mg/l x 0,84 mg Ca(OH)2 = 15,1mg/l. Tính nước ao chính xác là bao nhiêu lít, ta nhân lên. Xử lý với Na2CO3 trong cùng chỉ số quan trắc trên 18mg CO2 x 2,41mg Na2CO3 = 43,38mg/l.
Nếu trong ao, tảo dày đặc thay nước cũng không hết thì phải nghĩ đến phosphor cao. Lúc này nên dùng muối biển thay thế cho Na2CO3. Dùng vôi nguyên chất pha với nước ngọt để lắng cặn, bỏ muối biển vào với nồng độ 25-30% và tạt đều trên mặt ao.
Nếu ao 5000m vuông mặt nước dùng 100kg vôi; 500 kg muối. Tạt nhiều lượt. Lúc này dừng lo về độ mặn, vì lượng muối này không thể nâng độ mặn lên cao, nhất là vào mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm tôm cũng đứng trước những thách thức, trước tiên là yêu cầu nâng cao chất lượng, đáp ứng quy tắc xuất xứ trong đó, tôm phải đảm bảo không hóa chất

Khuẩn lam hay còn gọi là tảo lam, rất hay gặp trong ao nuôi thủy sản, nó có tác hại không nhỏ đến sự phát triển động vật thủy sản. Hiện nay việc hạn chế sự phát triển của tảo lam là không đơn giản, vì thế bà con cần phải có biện pháp hạn chế sự phát triển của tảo lam.

Trong nuôi trồng thủy sản việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong quá trình nuôi thâm canh càng cao thì việc sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh càng nhiều. Hiện nay, tính vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung hay trong các mặt hàng thủy sản nói riêng ngày càng được chú trọng.

Để xảy ra dịch bệnh tràn lan, phải sử dụng kháng sinh bừa bãi, hậu quả sản phẩm tôm nhiễm dư lượng kháng sinh, lỗi trực tiếp nằm ở các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ?

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tôm (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện nay có khoảng 10 loại hóa chất thường được sử dụng trong ao nuôi tôm với mục đích khử trùng, diệt khuẩn nước ao tôm trước khi thả giống cũng như xử lý nước định kỳ trong quá trình nuôi để phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, qua đánh giá chỉ có một vài loại hóa chất là có hiệu quả diệt khuẩn cao trong môi trường ao nuôi tôm.