Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Để Giảm CO2 Trong Ao Nuôi Tôm

Để Giảm CO2 Trong Ao Nuôi Tôm
Publish date: Saturday. February 15th, 2014

Khi thở, vi sinh vật, tôm, cá và vi khuẩn thải ra CO2, sự thối rữa hiếu - yếm khí các chất cặn bã hữu cơ cũng sản sinh ra CO2 và CO2 tạm tồn tại trong nước dưới dạng HCO3. Ở dạng này CO2 trở thành độc khí. Nồng độ CO2 cho phép trong ao tôm, cá là 5mg/l.

Khi nồng độ CO2 trong nước cao (10-15mg/l) mà có một lượng Nitrit (NO2) cao, thì tôm, cá bị bệnh đông máu làm cho tôm, cá khó hô hấp. Trong trường hợp này chúng ta cần phải giảm lượng CO2 bằng cách xử lý Ca(OH)2. Xem xét tác dụng kép sau:

CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O

CaCO3 + CO2 + H2O --> Ca(HCO3)2

Trong nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy, để loại bỏ 1mg CO2/lít thì cần 0,84 mg Ca(OH)2. Vì sự hiện diện của CaCO3 trong nước làm nồng độ pH rất cao, các trại nuôi tôm thường dùng giấm công nghiệp hoặc rỉ đường để hạ nồng độ pH. Sở dĩ, người ta dùng giấm vì nghĩ, acid sẽ làm giảm độ pH và rỉ đường làm giảm CaCO3.

Cách làm này là không có cơ sở. Cách làm của các nhà khoa học là thay thế Ca(OH)2 bằng Na2CO3, vì chất này hòa tan nhanh, tác dụng nhạy cảm với CO2.

Na2CO3 + CO2 + H2O --> 2NaHCO3

Dựa vào công thức này tính toán để loại bỏ 1mg CO2/lít thì cần 2,41mg Na2CO3.

Ví dụ: Khi đo thấy nồng độ CO2 trong ao là 23mg/l thì nồng độ này vượt quá ngưỡng cho phép đến 18mg/l. Nếu xử lý Ca(OH)2 thì cần dùng: 18mg/l x 0,84 mg Ca(OH)2 = 15,1mg/l. Tính nước ao chính xác là bao nhiêu lít, ta nhân lên. Xử lý với Na2CO3 trong cùng chỉ số quan trắc trên 18mg CO2 x 2,41mg Na2CO3 = 43,38mg/l.

Nếu trong ao, tảo dày đặc thay nước cũng không hết thì phải nghĩ đến phosphor cao. Lúc này nên dùng muối biển thay thế cho Na2CO3. Dùng vôi nguyên chất pha với nước ngọt để lắng cặn, bỏ muối biển vào với nồng độ 25-30% và tạt đều trên mặt ao.

Nếu ao 5000m vuông mặt nước dùng 100kg vôi; 500 kg muối. Tạt nhiều lượt. Lúc này dừng lo về độ mặn, vì lượng muối này không thể nâng độ mặn lên cao, nhất là vào mùa mưa.


Related news

Làm giảm ô nhiễm ao nuôi tôm Làm giảm ô nhiễm ao nuôi tôm

Ô nhiễm môi trường nước là một trong ba nguyên nhân gây dịch bệnh cho tôm. Cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu mức độ ô nhiễm trong quá trình nuôi.

Monday. September 28th, 2015
Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản - Phần 1 Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản - Phần 1

Nuôi trồng thủy sản được coi là ngành sản xuất thực phẩm quan trọng trong việc cung cấp protein động vật cho nhu cầu tiêu dùng của con người.

Monday. September 28th, 2015
Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ở Mỹ, nhà nhà đều có sân cỏ…muốn sân cỏ tươi tốt thì phải bón phân…cỏ lên cao cho đã thì phải lấy máy cắt cỏ cắt…(tốn tiền mua phân bón, tốn tiền mua xăng, rồi lại tốn công cắt cỏ)….để kềm chế cỏ có nghịch lý không?

Saturday. September 26th, 2015
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế việc áp dụng các tiến bộ mới trong công nghệ sinh học để nuôi thủy sản bền vững, giảm tác động xấu tới môi trường là rất cần thiết.

Saturday. September 26th, 2015
Nuôi tôm theo công nghệ sinh học Nuôi tôm theo công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thủy sản, trong đó việc ứng dụng công nghệ này trong nuôi tôm thương phẩm đang mang lại ích lợi lớn như giảm thiểu dịch bệnh, tăng hiệu quả sản xuất, ổn định môi trường, hướng tới nghề nuôi tôm bền vững hơn.

Saturday. September 26th, 2015