Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Để Bò Không Bị Cước Chân

Để Bò Không Bị Cước Chân
Ngày đăng: 07/07/2013

Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

Nhận biết bệnh cước chân: Đầu tiên da vùng chân con vật dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị bong ra có chảy dịch mầu vàng, lộ ra một lớp tổ chức mầu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm con vật què nằm tại chỗ, da và tổ chức dưới da bị hoại tử từng đám có chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Cuối cùng các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư làm lộ ra cả những sợi cơ và xương. Bệnh nặng, gây biến chứng có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.

Phòng bệnh: Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như, chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.

Trị bệnh: Nếu bệnh mới xuất hiện chúng ta có thể dùng gừng giã nhỏ hoà rượu xoa bóp hàng ngày.

Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 1% sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid.

Bệnh nặng, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử sau đó mới điều trị. Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau Pen-Strep 5.000 - 10.000 UI/kg thể trọng/ngày; Ampicillin 7 - 10 mg/kg TT/ngày; Colinorxacin 1ml/15 kg TT/ngày; Amtyo 7 - 8 ml/100 kg TT/ngày. Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein 20 - 25 mg/kg P, Vitamin B1: 2 - 3 mg/kg P, Vitamin C: 3 - 5 mg/kg P. Điều trị liên tục 5 - 7 ngày cho khỏi bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở Tây Nguyên Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở Tây Nguyên

Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ mới về nuôi bò thịt để đạt năng suất, chất lượng thịt cao đáp ứng tốt yêu cầu thị trường góp phần tăng thêm thu nhập cho các nông hộ chăn nuôi ở các tỉnh Tây Nguyên.

10/05/2016
Nghiên cứu vai trò của gia súc trong nhiễm khuẩn E. coli O157: H7 Nghiên cứu vai trò của gia súc trong nhiễm khuẩn E. coli O157: H7

Theo nghiên cứu của nhà khoa học Terrance M. Arthur tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trung bình khoảng 2% gia súc chăn thả trên đồng cỏ, hoặc gia súc ăn khẩu phần nhiều năng lượng trong một chuồng nuôi vỗ béo, có thể là những "supershedders" - vật nuôi thải ra một lượng lớn các sinh vật gây bệnh như: Escherichia coli O157: H7 trong phân của chúng.

10/05/2016
Nghiên cứu dòng thuốc tẩy giun mới cho gia súc Nghiên cứu dòng thuốc tẩy giun mới cho gia súc

Theo các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và trường Đại học California-San Diego, sau hai liều trung bình prôtêin có nguồn gốc từ vi khuẩn áp dụng cho lợn nhiễm giun trong một thử nghiệm, tất cả ấu trùng giun tròn đường ruột ở lợn đã bị tiêu diệt hoặc bị triệt tiêu và hiện tượng nhiễm giun gần như đã bị loại bỏ hoàn toàn.

10/05/2016
Nghiên cứu tính kháng thuốc diệt côn trùng của ruồi tại các trại chăn nuôi bò sữa Nghiên cứu tính kháng thuốc diệt côn trùng của ruồi tại các trại chăn nuôi bò sữa

Những cái vỉ đập ruồi kiểu cũ có thể là công cụ tiêu diệt ruồi nhà, nhưng đối với các trang trại chăn nuôi bò sữa, thuốc diệt côn trùng là sự lựa chọn thiết thực.

13/05/2016
Phát triển vắc-xin tốt hơn phòng ngừa vi-rút biến đổi ở bò Phát triển vắc-xin tốt hơn phòng ngừa vi-rút biến đổi ở bò

Nhiễm vi-rút tiêu chảy ở bò (BVDV) dẫn đến một trong những căn bệnh gây tốn kém nhất ở gia súc với tổn thất ở đàn gia súc của Mỹ ước tính là 2 tỷ USD mỗi năm, theo Giáo sư Christopher Chase từ Khoa Khoa học y sinh trực thuộc trường Đại học bang South Dakota (SDSU).

13/05/2016