Đầu tháng 9, giá tôm nguyên liệu các loại trong nước giảm nhẹ

Thu hoạch tôm nuôi ở Sóc Trăng.
Tại Bạc Liêu, giá thị trường tôm nguyên liệu, được các thương lái thu mua tại đầm trong những ngày đầu tháng Chín giảm so với trước đó.
Giá tôm sú loại 1 (20 con/kg) có giá dao động khoảng từ 200.000 - 210.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; tôm loại 2 (30 con/kg) có mức giá 160.000 - 175.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg; giá tôm sú loại 3 (40 con/kg) với giá 140.000 - 150.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, trong 10 ngày đầu tháng Chín, giá tôm sú nguyên liệu xuất khẩu loại 30 con/kg, giảm 5.000 đồng/kg, chỉ còn từ 165.000 - 180.000 đồng/kg.
Tại Đà Nẵng, giá tôm sú nguyên liệu trong tuần này cũng giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg, tùy từng kích cỡ so với tuần trước đó. Cũng trong tình trạng giá giảm so với tuần trước, giá tôm hùm ở hầu hết các kích cỡ tại Phú Yên ghi nhận từ ngày 1/9-8/9 đều giảm 10.000 đồng/kg, hiện ở mức 1.250.000 đồng/kg.
Giá tôm càng xanh ở Đồng Tháp cũng giảm 30.000 đồng/kg đối với loại tôm trứng. Còn ở Cà Mau, giá tôm thẻ giảm nhẹ 2.000 đồng/kg trong những ngày đầu tháng Chín. Việc giá tôm nguyên liệu giảm trong khi dịch bệnh ở tôm chưa được kiểm soát khiến các hộ nuôi gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm 8 tháng năm 2015 gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là đồng tiền của các thị trường xuất khẩu chủ lực như Nhật, EU, Hàn Quốc… mất giá mạnh.
Bên cạnh đó, đồng tiền của các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador… lại phá giá mạnh trên 10%. Trong khi đó, đồng Việt Nam đồng chỉ mất giá nhẹ, làm cho giá tôm của Việt Nam trên thị trường khá cao.
Mặt khác, tại thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, tôm Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao nhất từ trước đến nay theo POR8 của Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Trong khi các đối thủ cạnh tranh với tôm Việt Nam lại không bị áp dụng mức thuế này.
Những điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, mới đây, DOC đã công bố POR9 với mức thuế chống bán phá giá trung bình chỉ còn 0,91%, giảm mạnh so với mức 6,37% trong POR8. Thông tin này đang được kỳ vọng giúp xuất khẩu tôm Việt Nam khởi sắc trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.

Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), diện tích trồng bắp trên toàn huyện có khoảng 400ha, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hiệp Hưng… Trong đó, người dân chủ yếu lựa chọn loại bắp ăn để gieo trồng với 380ha, còn lại là bắp lai.

Năm 2014, toàn tỉnh Phú Yên trồng mới hơn 4.800ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch (rừng phòng hộ 337ha, rừng đặc dụng 39ha, rừng sản xuất hơn 4.424ha), nâng độ che phủ lên 38%. Tuy nhiên, thời gian qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp phát triển bền vững hệ thống rừng giống và vườn ươm cây lâm nghiệp.