Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đậu Phụng Trên Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Đậu Phụng Trên Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Ngày đăng: 01/04/2014

Những năm gần đây, nhận thấy cây đậu phụng rất phù hợp trên chân đất cát, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) tăng cường đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích sản xuất.

Trong năm 2014, diện tích đậu phụng ở Lý Sơn đã tăng lên 92ha. So với năm 2013, tăng 22ha. Diện tích trồng đậu phụng vẫn tiếp tục tăng do còn nhiều hộ vẫn chưa xuống giống.

Sau Tết Nguyên đán, nông dân Lý Sơn bắt đầu xuống giống đậu phụng. Cây đậu phụng được trồng xen canh với cây tỏi. Chính vì vậy, khi thu hoạch xong cây tỏi thì cây đậu cũng đã được một tháng tuổi.

Bà Nguyễn Thị Huyền, xã An Hải cho biết: “Đậu phụng bây giờ vừa cho năng suất cao lại vừa có giá. Năm ngoái tôi trồng hơn 1 sào đậu, thu được trên 1,2 tạ, bán gần 5 triệu đồng. So với trồng tỏi, hành thì lợi nhuận của cây đậu không bằng, nhưng chi phí thấp, lại đỡ tốn công. Đặc biệt, thân cây đậu phụng dùng làm phân bón rất tốt nên tính ra vẫn có lãi. Vì vậy năm nay tôi quyết định tăng diện tích trồng đậu lên 4 sào. Hy vọng năng suất sẽ đạt như vụ mùa trước”.

Trước đây nông dân Lý Sơn ít chú trọng đến cây đậu phụng do người dân chưa biết kỹ thuật trồng cũng như còn e dè trong việc sợ năng suất không đạt bằng cây bắp, đậu xanh. Tuy nhiên, từ năm 2012, khi cây đậu phụng bắt đầu có giá và nhu cầu trồng đậu ép dầu ngày càng nhiều thì diện tích trồng đậu đã tăng lên đáng kể. Bà Dương Thị Bình, thôn Đồng Hộ, xã An Hải chia sẻ: "Những năm trước tôi chỉ trồng bắp với đậu xanh, nhưng năm 2013, trồng thử 300m2 đậu thấy hiệu quả nên vụ này tôi trồng thêm 4 sào nữa".

Trước nhu cầu trồng đậu ngày càng nhiều của người dân trên đảo, UBND huyện Lý Sơn đã tiến hành hỗ trợ giống cho nông dân. Theo đó, trước Tết, mỗi hộ dân trên đảo được huyện hỗ trợ 3,7kg đậu phụng giống. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người dân có đủ đậu giống để trồng, huyện cũng đã yêu cầu các xã lập danh sách những hộ có nhu cầu và số lượng đậu giống cần đáp ứng. Trên cơ sở đó, huyện liên hệ giúp người dân có được giống đậu tốt để trồng.

Ông Mai Văn Sơn – Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết, lâu nay người dân chỉ trồng đậu phụng một cách tự phát, nhưng hiệu quả mang lại cao.

Vì thế thời gian gần đây, người dân bắt đầu chú trọng đến việc mở rộng diện tích, tăng năng suất cây đậu. Bên cạnh đó, chất đất ở Lý Sơn cũng rất thích hợp để đậu phụng phát triển. Bản thân đất ở đây đã có chứa chất vôi. Vì vậy trong quá trình làm đất, người nông dân không cần phải bón vôi, đỡ tốn một phần chi phí.

Đặc biệt từ ngày có hồ chứa nước Thới Lới thì diện tích trồng đậu phụng trên địa bàn xã đã tăng lên đáng kể. Hồ chứa nước Thới Lới cung cấp nước tưới cho 60ha đất nông nghiệp của xã An Hải. Cũng nhờ có nguồn nước này mà cây đậu mới có đủ nước tưới, các giếng nước nằm ở phía dưới cũng đã có mạch nước ngầm, đỡ khô trong mùa nắng và bị nhiễm mặn.

So với trồng bắp, đậu xanh, thì cây đậu phụng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn. Bởi theo người dân, Lý Sơn thường có nhiều gió, làm cây bắp dễ bị ngã đổ, gây thiệt hại, giảm năng suất.

Cây đậu phụng không chỉ mang lại năng suất cao mà chất lượng đậu được trồng trên đảo cũng có nhiều ưu điểm. Hạt đậu Lý Sơn chắc nên lượng dầu ép ra nhiều. Trung bình 2,7 kg đậu thì ép được 1 lít dầu; trong khi đậu cao sản ở đất liền cho trái to nhưng lượng dầu ít. Mặt khác, đậu ở đây còn có vị ngọt hơn so với đậu trong đất liền, nhất là đậu được trồng trên xã đảo An Bình.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

27/11/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014
Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

27/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.