Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Đảm Bảo Chất Lượng Tôm Thu Hoạch

Đảm Bảo Chất Lượng Tôm Thu Hoạch
Ngày đăng: 28/02/2014

Việc thu hoạch tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng hoàn toàn không đơn giản như chỉ bơm cạn nước và bắt tôm lên bờ là xong. Để đảm bảo chất lượng tôm và việc thu hoạch tôm được thuận lợi cần tiến hành những việc sau:

Những việc cần chuẩn bị:

-Cần dựng lều tạm để che nắng, không cho nắng chiếu trực tiếp vào tôm vì khi tôm thu hoạch lên bờ rất nhanh chết, nếu bị nắng chiếu trực tiếp dễ bị chuyển sang màu đỏ gạch làm giảm chất lượng và bán mất giá.

-Chuẩn bị các kệ gỗ và trải tấm đệm lên mặt để đổ tôm, không đổ tôm trực tiếp xuống đất, nền gạch hay nền xi măng.

-Các dụng cụ để đựng tôm như rổ nhựa, thùng xốp cách nhiệt, máy bơm nước sạch, nước đá để ướp tôm.

Bơm nước:

Cần căn thời gian bơm nước sao cho nước cạn vào sáng sớm ngày dự định bắt tôm. Việc thu tôm cần tiến hành ngay từ sáng sớm để thu hoạch ngay trong ngày càng sớm càng tốt. Nước bơm càng cạn thì việc bắt tôm càng dễ dàng và ít bị sót.

Thu hoạch:

Có thể đánh tỉa tôm trứng trước khi thu hoạch chính thức. Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm thì sau khi nuôi từ 4,5-5 tháng là có thể đánh tỉa được. Lúc này một số tôm cái đã mang trứng, chúng sẽ không tăng hoặc tăng trọng rất chậm, nuôi thêm sẽ tốn thức ăn, không kinh tế. Việc đánh tỉa tôm trứng để bán lẻ cho người tiêu dùng sẽ được giá cao.

Khi nước được bơm cạn, tôm sẽ rút xuống những chỗ nước sâu. Thu hoạch những con tôm trên mặt ao trước. Chỗ nước sâu dùng lưới quét áp vào bờ bắt trước phần lớn tôm, sau đó bơm hết nước và thu hoạch toàn bộ.

Rửa và chọn tôm:

Tôm thu hoạch được đổ lên tấm đệm, dùng nước sạch xối lên tôm để loại bỏ bùn đất, nhặt bỏ rác, tạp chất. Để khoảng 10 phút cho ráo nước thì nhặt tôm vào rổ nhựa theo thứ tự đầu đuôi.

Gây tôm chết và ướp tôm bằng nước đá lạnh:

Tôm được bảo quản trong thùng xốp cách nhiệt bằng đá lạnh. Nước đá được đập nhỏ 1-2 cm. Rải một lớp đá dưới đáy thùng, sau đó đổ vào một lớp tôm và lại đậy bằng một lớp đá, cho đến khi đầy thùng thì đậy nắp thùng lại và quấn miệng thùng bằng băng keo thật kín.

Tỷ lệ nước đá và tôm nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian bảo quản từ chỗ thu hoạch đến nơi tiêu thụ. Cụ thể là: nếu thời gian bảo quản dưới 12 tiếng thì tỷ lệ tôm/nước đá bằng 2/1 tức là 10 kg tôm cần 5 kg nước đá. Nếu thời gian từ 12-24 tiếng thì tỷ lệ này là 1/1.

Vận chuyển đến nơi tiêu thụ:

- Sau khi tôm được đóng thùng cần vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ càng sớm càng tốt.

- Trong thời gian vận chuyển, các thùng tôm cần để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

- Phương tiện vận chuyển cần sạch sẽ, hợp vệ sinh.

- Các dụng cụ để bảo quản tôm cần rửa sạch sau khi dùng bằng cách ngâm trong nước sát trùng javen, sau đó rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi tôm chân trắng kết hợp tôm càng xanh trong môi trường nước ngọt Mô hình nuôi tôm chân trắng kết hợp tôm càng xanh trong môi trường nước ngọt

Xã Phú Long, huyện Bình Đại đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4-6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.

18/11/2015
Sử dụng nước ngầm trong nuôi tôm thẻ chân trắng Sử dụng nước ngầm trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Ở đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi sử dụng nước ngầm pha với nước biển để giảm độ mặn, tăng độ kiềm hay các vùng nước ngọt khoan giếng lấy nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng.

19/11/2015
Bệnh đục cơ trên tôm và cách phòng ngừa Bệnh đục cơ trên tôm và cách phòng ngừa

Các hiện tượng gây đục cơ trên tôm thường xảy ra ở tôm thẻ chân trắng (TTCT), do vậy người nuôi cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

19/11/2015
Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm thẻ chân trắng Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nhằm từng bước khắt phục và cải thiện dần môi trường phục vụ cho nghề nuôi tôm, với mục tiêu hướng đến một môi trường nuôi tôm bền vững, việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi tôm vốn đã được khuyến khích từ lâu.

19/11/2015
Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ sinh học - Phần 1 Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ sinh học - Phần 1

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn).

19/11/2015