Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử dụng nước ngầm trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Sử dụng nước ngầm trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Ngày đăng: 19/11/2015

Thực trạng này dẫn tới cạn kiệt nguồn nước ngầm và gây một số vấn đề trên tôm nuôi sau một thời gian trúng tôm ở vài vụ nuôi đầu.

Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei là loài rộng muối, có thể sống được ở độ mặn dao động từ 0 – 50‰, thích hợp nhất là từ 10 – 25‰.

Trên thực tế cho thấy rằng khi tôm thẻ chân trắng được nuôi ở độ mặn thấp (5 – 15‰) sẽ tăng trưởng nhanh hơn hơn độ mặn cao và ít bị hội chứng hoại tử gan tụy.

1.Các khoáng cần thiết cho sự phát triển của tôm

Ca và P là thành phần chính tạo nên lớp vỏ của tôm.

Ca cần thiết cho sự đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu và là đồng nhân tố tác động trong hệ enzyme.

P là thành phần trong các phosphate hữu cơ như là các nucleotide phospholipid, coenzyme, ADN và ARN.

Na+, Cl- và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động enzyme Na+/K+ ATPase trong tế bào.

Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ.

K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm.

Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+.

Mg rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm.

Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate.

Mg là nhân tố kích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate và protein.

2.Kim loại nặng, khí độc

Nhiều hộ nuôi sử dụng trực tiếp nước ngầm để pha với nước biển để giảm độ mặn hay sử dụng nước mặn ngầm để pha với nước ngọt tăng độ mặn.

Khi sử dụng nước ngầm để nuôi tôm sẽ có một số vấn đề sau: nước ngầm thường có hàm lượng DO thấp, khí H2S cao và hàm lượng ion Mn, Fe cao.

Trong môi trường có oxy thấp thì Mn và Fe thường ở dạng khử.

Nếu sử dụng nước ngầm trực tiếp, sự kết tủa của các muối kim loại có thể ảnh hưởng đến mang tôm, gây stress hoặc gây chết tôm.

Tuy nhiên, nếu được ngầm được xử lý, sau khi bơm, được sục khí mạnh cho bay hết khí độc, những kim loại Mn và Fe sẽ bị oxy hóa thành dạng phức đối với các chất oxy hóa, hydroxyl và carbonate.

Mn bị oxy hóa thành MnO2 và Fe thành Fe(OH)3 kết tủa, lúc này nước mới được xem là an toàn đối với tôm.

Hóa chất trung hòa hoạt tính ion kim loại nặng có thể cho vào nước để rút ngắn thời gian sử dụng nước ngầm, kết tủa kim loại nặng và làm cho chúng không độc hại là EDTA với liều lượng 5-10 mg/L thường được dùng để xử lý ion kim loại nặng, hoặc sử dụng máy tạo Ozone để khử kim loại nặng trước khi đưa vào sử dụng.

3.Sự cân bằng của ion K, Mg, Ca

Sự thiếu hụt về hàm lượng K và Mg trong nước ngầm có thể xảy ra và phải được điều chỉnh.

Mặt khác, sự khác biệt về thành phần ion trong nước ngầm và nước biển rất khác nhau, do đó cần cẩn thận khi sử dụng nước ngầm.

Trong nước biển tự nhiên, tỉ lệ Ca:Mg thường là 1:3,4 nhưng trong nước ngầm có thể lên đến 10:1.

Sự không cân bằng này có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa thẩm thấu và là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng co cơ ở tôm.

Chúng ta nên nhớ rằng, thành phần và tỉ lệ ion trong nước quan trọng hơn độ mặn của nước.

Điều này thường thấy khi sử dụng muối ăn NaCl pha loãng thì không thích hợp cho nuôi tôm tại bất kỳ độ mặn nào.

Nếu độ mặn đủ, các ion Ca2+, Mg2+, K+ là rất quan trọng để cho tôm có thể sống được.

Trong những ion này có thể bị thiếu nhưng thiếu K+ là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Tỉ lệ Ca:K trong nước biển là 1:1.

Đối với những ao nuôi có tỉ lệ Ca:K cao, việc bổ sung K vào trong nước để giảm tỉ lệ xuống là rất cần thiết.

Có thể sử dụng phân kali (MOP), KCl hoặc kali magnesium sulfate (K2SO4) để bón cho ao.

Về nguyên tắc, nước được xem thích hợp cho nuôi tôm thẻ là: độ mặn phải trên 0,5‰.

Hàm lượng Na+, Cl-, và K+ phải giống như nước biển pha loãng ở cùng độ mặn, tỉ lệ giữa Ca:K, Mg:Ca, Na:K phải không thay đổi so với nước biển tự nhiên, tỷ lệ N:K này là 28:1.

Hàm lượng Ca cao và độ kiềm phải trên 75 mgCaCO3/L.


Có thể bạn quan tâm

Chủ động trong sản xuất giống Chủ động trong sản xuất giống

Hiện nay, vấn đề lớn nhất đối với người nuôi tôm là làm sao chủ động được nguồn tôm giống chất lượng, sạch bệnh.

25/05/2015
Sản xuất giống cá lăng chấm Sản xuất giống cá lăng chấm

Thức ăn của cá lăng chấm là những loại cá tạp đánh bắt trên sông. Do đó, rất phù hợp với lối chăn nuôi ở các làng vạn chài dọc theo bờ sông Lô, sông Gâm và hộ nuôi cá lồng.

25/05/2015
34% tôm thẻ chân trắng giống được kiểm dịch 34% tôm thẻ chân trắng giống được kiểm dịch

Trung tâm Giống thủy sản Trà Vinh cho biết, từ đầu vụ tôm 2014 đến nay, lượng giống tôm thẻ chân trắng được kiểm dịch chỉ khoảng 34%.

25/05/2015
Sản xuất hơn 2,6 tỷ tôm giống năm 2015 Sản xuất hơn 2,6 tỷ tôm giống năm 2015

Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 98 cơ sở sản xuất tôm giống nhưng mới chỉ sản xuất tôm sú giống, đáp ứng khoảng 32% nhu cầu thả nuôi, TTCT phải nhập từ các tỉnh khác với giá cao do chi phí vận chuyển, hao hụt… mà chất lượng chưa được kiểm soát.

25/05/2015
Vài lưu ý khi chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới Vài lưu ý khi chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới

Hiện nay thời tiết Miền bắc nước ta đang ấm dần lên, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho động vật nuôi trồng thủy sản phát triển. Để tận dụng thời tiết nắng ấm từ đầu năm thì việc thu hoạch cá thịt và chuẩn bị ao nuôi để vào một vụ nuôi mới là cần thiết.

23/05/2015