Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk NDrót, Nhiều Hộ Đồng Bào Làm Kinh Tế Giỏi

Đắk NDrót, Nhiều Hộ Đồng Bào Làm Kinh Tế Giỏi
Ngày đăng: 24/04/2014

Với việc mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đã nỗ lực vươn lên làm giàu và có cuộc sống ổn định.

Gia đình anh Y’Soai, ở bon Đắk R’la là một trong những hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nhờ nguồn thu nhập từ trồng tiêu, cà phê. Theo lời anh Y’Soai thì những năm đầu tiên, khi chuyển đổi từ trồng hoa màu sang trồng tiêu, cà phê, do chưa nắm được quy luật của khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng nên quá trình trồng trọt gặp rất nhiều bất lợi.

Sau vài lần thất bại, anh nhận thấy, nguyên nhân chính khiến vườn cây phát triển kém là do gia đình chưa nắm được các kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm sản xuất để áp dụng vào thực tiễn.

Theo đó, anh đã động viên gia đình khắc phục khó khăn, tích cực tăng gia sản xuất, tìm hiểu các kiến thức khoa học kỹ thuật trên sách báo, tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây trồng để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm.

Sau một thời gian nắm bắt, rồi áp dụng các biện pháp trồng, chăm sóc vào thực tiễn, vườn cây của gia đình anh luôn phát triển tốt và hiện nay đã cho thu hoạch năm thứ 2.

Anh Y’Soai phấn khởi chia sẻ: “Hiện tại, mỗi năm, sau khi trừ chi phí đầu tư, vườn cây mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập hơn 140 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của tôi, muốn có nguồn thu nhập ổn định, bản thân người nông dân phải biết cần cù, chịu khó và không cam chịu thất bại, đói nghèo. Trong quá trình sản xuất, người trồng luôn tuân thủ những quy trình về kỹ thuật, cũng như áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc mới vào chính vườn cây của gia đình”.

Ông Y’Vít, Trưởng bon Đắk R’la cho hay: “Trong những năm qua, với sự mạnh dạn đầu tư, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ đồng bào tại bon đã có nguồn thu nhập rất ổn định. Số hộ có điều kiện kinh tế khá giả trong bon cũng ngày càng tăng lên. Đặc biệt, nhiều hộ như gia đình anh Y’Klinh, Y Huân Ja, Y R’ngốt… luôn có nguồn thu nhập trên 160 triệu đồng/năm.

Để các hộ dân trong bon có điều kiện tìm hiểu, noi gương những hộ có mô hình kinh tế khá giả, vào các buổi họp, ban tự quản bon đã dành rất nhiều thời gian để các hộ có dịp trao đổi kinh nghiệm làm ăn với nhau. Đối với những hộ gia đình còn khó khăn, chưa có vốn để sản xuất, bon cũng đã vận động những hộ gia đình khá giả giúp đỡ về vốn. Nhờ đó, kinh tế của các hộ dân trong thôn đã và đang từng bước được cải thiện rõ rệt”.

Tương tự, tại bon Đắk Me, nhiều hộ đồng bào đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định, với hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ biết cách làm ăn theo hướng xen canh, đa cây.

Theo bà Đặng Thị Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk N’Drót thì địa phương hiện có hơn 150 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, trong đó, có hơn 30% hộ gia đình có kinh tế khá giả, nhờ biết cách làm ăn. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực vươn lên của các hộ gia đình, xã cũng đã tiến hành tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế.

Theo đó, hàng năm, chính quyền địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng cách giới thiệu những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao cho bà con áp dụng sản xuất.

Bên cạnh đó, xã thường xuyên tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc các cây trồng, vật nuôi, cũng như tìm hiều nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao để tổ chức cho các hộ dân đi tham quan, học hỏi, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức sản xuất tại chỗ cho đồng bào.


Có thể bạn quan tâm

Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt

Đã thành thông lệ, khi thương lái hoặc người dân đem củ mì tươi đến bán cho các nhà máy chế biến đều phải qua khâu đo lường (thử) phần trăm chữ bột (điểm) để tính tiền. Nhưng chữ bột được các nhà máy khống chế ở mức tối đa là 30% nên cho dù thực tế chữ bột có cao hơn thì người bán cũng không được hưởng.

24/07/2015
Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng

Nhiều nông dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa bị thiệt hại nặng vì mua nhầm giống cải bẹ trắng. Sau khi mua hạt giống về trồng, bà con mới phát hiện chúng không giống với giống cải bẹ trắng mà bà con thường trồng. Đã vậy, cải lại kém phát triển.

24/07/2015
Giải pháp nào cho vụ hè thu? Giải pháp nào cho vụ hè thu?

Thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, lúa thường bị rớt giá… là những bất lợi khi canh tác lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chạp, nông dân vẫn cứ sản xuất lúa ồ ạt và vẫn tiếp tục… thất vọng với vụ lúa hè thu.

24/07/2015
Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy

Giá khoai lang giảm chưa từng có, nhiều nông dân ở Bình Tân (Vĩnh Long) chấp nhận bỏ ruộng khoai không thu hoạch vì tiền nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.

24/07/2015
Bình Thuận trồng nấm linh chi, nấm rơm cho hiệu quả kinh tế hộ Bình Thuận trồng nấm linh chi, nấm rơm cho hiệu quả kinh tế hộ

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học & Công nghệ), Phòng Kinh tế huyện Tánh Linh (Bình Thuận), HTX Dịch vụ nông nghiệp Lạc Tánh đã triển khai mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm trên diện tích nhỏ tại vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Dũng (khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh) mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

24/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.