Dak Lak Thả 510 Kg Cá Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Tại Các Thủy Vực
Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực
Tổng số cá được thả trong đợt này là 510 kg (tương đương 37.000 con), chủ yếu là các loại cá truyền thống và bản địa, như: trắm cỏ, chép, trôi và mè hoa nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực của 6 huyện, gồm: hồ Buôn Triết (huyện Lak) 100 kg; hồ Ea Đrăng (huyện Ea H’leo) 70 kg; hồ Cư Pơng (huyện Krông Buk) 70 kg; hồ Ea Súp hạ (huyện Ea Súp) 100 kg; sông Serepôk, (đoạn chảy qua buôn Đrang Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) 85 kg; tại sông Krông Ana (đoạn chảy qua thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) 85 kg.
Có thể bạn quan tâm
Sau cuộc hội thảo về phát triển thực phẩm bền vững, ông Thịnh quyết định đầu tư trồng ớt chuông công nghệ cao và rồi trở thành người có thu nhập hàng tỷ đồng.
Đây là mô hình nuôi cá chẽm đầu tiên tại huyện Triệu Phong, bước đầu có nhiều triển vọng, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tham quan mô hình nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất tại ao nuôi cá leo của gia đình ông Nguyễn Duy Tuấn, thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn (Quảng Trị).
Chồn hương rất thích ăn loại cá tươi sống, chuối chín, trái cây. Càng vận động nhiều, chồn càng khỏe, đẻ nhiều. Người nuôi chồn phải được ngành kiểm lâm
Nuôi lươn không bùn là mô hình mới, đang phát triển ở tỉnh Nam Định. Hiệu quả kinh tế của mô hình này đem lại cao gấp nhiều lần so với nuôi cá truyền thống.